Tăng kháng insulin
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, giấc ngủ rất cần thiết để điều hòa hormone insulin. Giấc ngủ ké🐼m có thể làm tăng kháng insulin, khiến cơ thể khó sử dụng hormone này để đưa glucose (đường) từ máu vào tế bào, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Chicago, Mỹ và một số đơn vị, trên 962 người bị tiền tiểu đường và tiểu đường, cho thấy ngủ ít hơn 5 giờ hoặc lâu hơn 8 giờ mỗi đêm có thể làm mức A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng) cao hơn. Ngủ ít♑ hơn 6 giờ mỗi đêm cũng khiến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát. Người bệnh nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để bảo vệ sức khỏe.
Theo các nhà nghiꦕên cứu, có nhiều thay đổi nội tiết tố xảy ra khi mất ngủ. Các chất gây viêm như cytokine sản sinh ra sau khi mất ngủ có thể khiến cơ thể kháng insulin. Thiếu ngủ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm về phản ứng chống lại căng thẳng của cơ thể ꩲlàm giảm độ nhạy insulin.
Tăng đường huyết
Cùng với những thay đổi về sinh lý, thiếu ngủ khiến cơ thể cầnꩲ nhiều calo hơn và giảm khả n𓆏ăng lựa chọn dinh dưỡng cũng như duy trì lối sống lành mạnh. Điều này làm tăng khả năng béo phì - yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.
Lượng đường trong máu tăng thêm sẽ đi🐲 vào nước t🐻iểu và hút nước từ các mô khiến đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ. Nếu lượng đường trong máu giảm quá thấp (dưới 70 mg/dL) khi ngủ dẫn đến hạ đường huyết. Người bệnh có thể ngủ không yên, đổ nhiều mồ hôi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ trầm cảm cao gấp ba lần người bình thường. Trầm cảm làm cho người bệnh có nguy cơ mất ngủ cao hơn và ngược lại mất ngủ làm tăng nguy cơ trầm cảm. Người bệnh tiểu đường có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc buồn ngủ ban ngày do đường huyết không được kiểm soát tốt.
Theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân chính làm giấc ngủ bị gián đoạn ở người bệnh tiểu đường type 2. Các triệu chứng gồm ngáy, thở hổn hển, đi tiểu nhiều vào ban đêm, buồn ng🤪ủ ban ngày và k✅hó chịu.
Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến tăng đường huyết do tăng hormone gây căng thẳng. Bệnh tiểu đường làm trầm trọng thêm ngưng thở khi ngủ do tổn🌄 thương các dây thần kinh liên quan đến hô hấp.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Có hai loại hormone gây đói chính là leptin làm giảm cảm giác thèm ăn và ghreli🐟n kích thích cơn đói. Khi thiếu ngủ, leptin giảm và ghrelin tăng lên. Kết quả là bạn cảm thấy đói hơn, có xu hướng thèm ăn thực phẩm có đường và carbohydrate vì chúng cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể và não. Điều này dẫn đến tăng cân, tăng khả năng béo phì - yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2.
Phân tích tổng hợp năm 2016 của Trường Cao đẳng King's London, Anh, dựa trên 11 nghiên cứu, chỉ ra người thiếu ngủ có xu hướng tiêu thụ thêm 385 calo mỗi ngày so với người có giấc ngủ bình thường. Ăn nhiều calo làm tăng đường huyết, tr💜ầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.
Ngủ ít hơn🌌 hoặc nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm hơn. Để có giấc ngủ lành mạnh, người bệnh nên cố định giờ thức dậy và đi ngủ mỗi ngày,♐ không sử dụng thiết bị điện tử gần giờ lên giường; giữ phòng ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh để có những đêm ngon giấc.
Tránh caffeine gây tỉnh táo, không ăn sát🎃 giờ đi ngủ vì chúng có thể khiến đường huyết cao qua đêm, đọc s♐ách và thư giãn để sâu giấc hơn.
Mai Cat (Theo Everyday Health)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |