Vào dịp Tết cổ truyền, người Việt thường có quan niệm: "Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy". Điều này thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Đây là khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình có dịp được ngồi quây quần bên 🅠nhau sau một năm dài làm việc vất vả. Đồng thời ba ngày Tết quan trọng cũng là cơ hội để mọi người thăm hỏi người thân, thầy cô, bạn bè và cầu chúc cho nhau thêm một năm mới bình an và hạnh phúc.
Theo quan niệm xưa, sau khi đã hoàn thà🍒nh đạo hiếu với bố mẹ hai bên nội ngoại thì ngày mùng Ba sẽ dành để chúc Tết thầy, cô. Thế nhưng, ngày nay, phong tục "Tết thầy" dường như đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động.
Bản thân tôi cũng đi dạy học, ngày mùng Hai Tết, có một sinh viên đại học của tôi nhắn tin hỏi về bài tập, nhưng quên mất câu chúc mừng năm mới đến 𒁏cô giáo trước. Em chỉ hỏi bài tập xong là thôi, không nói lời cảm ơn tới cô giáo. Tôi thấy khá buồn vì học trò của mình đã học đại học rồi mà vẫn chưa hiểu được kỹ năng ứng xử, về văn hóa truyền thống của dân tộc.
Có người than trách vì truyền thống biết ơn thầy, cô đang dần b𒆙ị mai một, nhưng liệu chúng ta có cần ph꧋ải suy nghĩ quá khắt khe, tiêu cực trong bối cảnh xã hội hiện đại?
Thực tế, ngày nay không phải thầy, cô nào cũng muốn có phụ huynh học sinh đến nhà chúc Tết vào dịp nghỉ lễ này. Nhiều giáo viên ngại mang tiếng nên không muốn được thăm chúc, cương quyết khô꧙ng tiết lộ địa chỉ để khỏi phiền hà. Các phụ huynh không muốn thầy, cô khó xử, đồng thời bận việc riêng của gia đình nên đa phần tranh thủ chúc Tết thầy, cô giáo của con trước khi đến kỳ nghỉ Tết.
Ngày tôi còn nhỏ, đám học sinh chúng tôi hay đi bộ hoặc đi xe đạp cùng nhau đến nhà thầy, cô giáo để đến chúc Tết. Ngày nay, đường phố đông đúc, phương ti🤪ện giao thông quá nhiều, không an toàn, nên hầu như chẳng có phụ huynh nào muốn cho con tự đi xe ra đường. Học sinh nhiều em đến lớp 9 vẫn không thể tự đến trường, nên chúng ta cũng không thể đòi hỏi các em phải chủ động đến nhà chúc Tết thầy, cô như trước.
Thêm nữa, Tết đúng nghĩa đáng quý ở cái tình, cái cốt cách ứng xử, chứ không phải ở nhiệm vụ phải hoàn thành. Người thầy để trò chúc Tết có thể là người dạy kiến thức, có thể là người dẫn dắt trong công việc, cũng có thể là người có ảnh hưởng đến tư tưởng, đến sự trưởng thành, đến sự nghiệp, là những người đã từng dạy chúng ta điều gì đó ở đời, chứ không hẳn là người làm nghề giáo viên. Vì thế, học sinh, sinh viên không nhất thiết phải đi chúc Tết 🗹tất cả các thầy, cô giáo đang hoặc đã dạy mình trên lớp.
Những trưởng thành của chúng ta hôm nay đều có sự đóng góp của đâu chỉ thầy cô giáo trong trường, mà còn là vạn điều chúng ta học được trong cuộc sống, từ những người ta gặp mỗi ngày. Thế nên, "mù🃏ng Ba Tết thầy" không có nghĩa là phải đến nhà thầy, cô để chúc Tết, mà nên được hiểu là dịp để ta thực hành lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ mình.
>> Giáo viên như tôi mất ngày 'Tết thầy'
Tôi tin rằng, học trò nếu biết ơn thầy, cô không nhất thiết phải đến thăm hỏi vào ngày mùng Ba Tết bởi ai có rất nhiều các mối quan hệ ruột thịt, họ hàng cần ưu tiên trong ngày nghỉ lễ. Hầu như các gia đình đ🌱ều dành nhiều thời gian để đi thăm chúc người thân, bạn bè, thậm chí tranh thủ đi du lịch với nhau... Do đó, việc thăm hỏi thầy, cô có thể để dành vào ngà❀y mùng Năm, mùng Sáu Tết, hoặc lùi sang hẳn dịp khác trong năm.
Ngày xưa, vì không có phương tiện liên lạc🌠 hiện đại, nên học trò phải vượt đường sá xa xôi đến tận nhà thầy, cô chúc Tết. Còn ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện liên lạc, mạng xã hội, sự trân quý của học trò dành cho thầy, cô hoàn toàn có thể được thể hiện qua một vài dòng tin nhắn, qua những cuộc điện thoại hay những bức thiệp điện tử chúc Tết, qua bình luận trên mạng xã hội... Dù là hình thức nào thì chúng cũng đáng trân trọng, bởi đó là tình cảm chân thành của học trò đối với thầy, cô giáo của mình trong những ngày Tết đến xuân về.
Cuộc sống muôn vàn nỗ𒀰i lo toan đã khiến cho ngày Tết của tất cả mọi người là những ngày vô cùng bận rộn và mệt mỏi với đủ thứ công việc phải làm, thăm họ hàng nội ngoại, đồng nghiệp, hàng xóm... Nhiều phụ nữ còn bận rộn bếp núc ở quê chồng nên cũng chẳng còn hơi sức đâu mà làm việc khác. Vậy nên, họ không còn có tâm trí nghĩ đến việc chúc Tết thầy, cô giáo của con. Đó là điều cần được thông cảm.
Có thể thấy rằng, dẫu tết Thầy thời nay có nhiều thay đổi, nhưng trong tâm thức mỗi người Việt, nhớ về người thầy trong những ngày vui Tết là truyền thống không bao giờ được để mai một. Tuy nhiên, do những thay đổi về sự phát triển của kinh tế, xã hội, môi trường, đ♚iều kiện đi lại, các mối quan hệ... hình thức thể hiện lòng biết ơn thầy, cô nên có sự điều chỉnh cho ♒phù hợp.
Chúng ta không nên có quan niệm lệch lạc về câu nói "mùng Ba Tết thầy", cho rằng phải chuẩn bị những món quà nặng về giá trị vật chất mới thể hiện lòng thành, sự biết ơn đến thầy, cô. Nhưng đối với giáo viên chúng tôi, tấm lòng của học trò luôn nhớ về thầy, cô mới là điều trân quý nhất. Đôi khi chỉ cần một lời chúc, một tin nhắn, cuộc điệ🐼n thoại hỏi han, tay bắt mặt mừng, cái ôm thắm thiết, hay đơn giản chỉ là kết quả học tập của các em tiến bộ... cũng khiến chúng tôi có thêm thật nhiều niềm vui, hạnh phúc và có thêm nghị lực để truyền lửa tới các thế hệ học sinh thân yêu.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bàiܫ viết khô💟ng nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.