Tuy nhiên theo tôi, dưới góc nhìn văn hóa, t✃ruyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc trong bất kỳ tập tục nào cũng phải phù hợp với luật pháp hiện hành, đạo đức và văn minh. Quan niệm của những người không muốn xóa bỏ các tập tục đã lỗi thời, lạc hậu cho rằng, tổ chức lễ hội "nguyên bản" đã có từ xưa như thế nào thì nay cũng phải vậy, chẳng cần phải thay đổi, là suy nghĩ không thể tồn tại trong một xã hội tiến bộ.
Ở góc độ tâm linh, tiến hành các tập tục lễ hội nhằm "thông công🦹" gợi ý với bậc thánh, thần hãy mang sinh khí, sự phát triển đến nơi đây. Các tập tục này không ngoài mục đích cầu cho "gia thịnh, quốc an", cầu may, cầu phúc cho mọi người. Một Tiến sĩ có lần đã nói: "Nếu cái nào cũng phải thay đổi theo cuộc sống mới thì còn đâu ra các phong tục và sẽ làm nghèo văn🅠 hoá". Tôi không bị thuyết phục với cách lý giải trên. Bỏ tập tục có từ lâu đời của lễ hội không lẽ sẽ ảnh hưởng đến truyền thống, làm nghèo văn hóa của dân tộc?
Tôi cho rằng làm nghèo văn hóa vừa là tư duy số lượng và cũng vừa là tư duy chất lượng. Như vậy, cần phải hiểu văn hóa là "gạn đục khơi trong", tức là phải có sự lựa chọn: giữ và phát huy cái tốt là mỹ tục, bỏ cái xấu là hủ tục. Như tục "chém Lợn" hay "đâm Trâu" mang đậm nét bạo lực, nhất là có sự chứng kiến của trẻ em, nó phản lại tính nhân văn, tức phản văn hóa thì việc loại bỏ nó là hành động đúng quy trình trong quy luật đào thải của xã hội loài người, tiến dần đến 🍎xã hội văn minh.
>> 'Gi🎃ật cô hồn không thể hiện trình độ dân trí của người Việt'
Nhà sử học Lê Văn Lan đã nói: "Tôi quan niệm, người dân giữ tính chất của lễ hội truyền thống nhưng về hình thức thì phải thay đổi theo thời cuộc. Ngày xưa chém một con lợn hay đâm một con trâu thì không có vấn đề gì nhưng bây giờ thì hơi ghê rợn. Giữ truyền thống nhưng cũng phải phù hợp với tiến trình văn minh c♒ủa nhân loại".
Từ hàng nghìn năm trước, việc dùng máu và sinh mạng con người tế lễ thần linh đã trở thành tập tục từ các nền văn minh lớn trên thế giới. Theo đà tiến hóa của nhân loại, việc tế lễ dùng máu người dần thay thế bằng máu động vật,ℱ từ thịt sống thay thế thịt chín và ngày mai tất nhiên phải được thay thế bằng một hình thức văn minh tiến bộ hơn.
Lễ hội là truyền thống, bản sắc của dân tộc nhưng cách tế lễ không thể phục vụ cho việc mua vui con người bằng hình thức giết chóc mang tính bạo lực, dã man hay🍰 tranh cướp, giẫm đạp lên nhau mà biện minh là truyền thống và bản sắc. Thật không thuyết phục chút nào. Tôi cho rằng giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc là bất biến nhưng những hành vi thể hiện phải vạn biến, phải phù hợp theo từng thời kỳ tiến bộ, văn minh của nhân loại.'
>> Các bài viết cùng tác giả:
>> 'Xe buýt Sà𒐪i Gòn khiến tôi thജấy nản khi dùng lại sau một năm'
>> 🅠'Người Việt ăn chung đĩa, gắp cho nhau là thiếu văn🌸 minh'
>> Dẹp nạn chăn dắt trẻ ăn xin không khó
Ngày xưa lễ hội làng Đông Lai; hội chùa Hương (Mỹ Đức); lễ hội làng Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội); lễ hội Hiền Quang (Tam Nông, Phú Thọ) và một số lễ hội khác phải di chuyển "linh vật" từ nơi này đến nơi khác dẫn đến tình trạng tran🧸h cướp làm xấu đi tinh thần lễ hội. Trong mấy năm gần đây, ban tổ chức để "linh vật" yên vị trước và người tham gia lễ hội chỉ cần đến "nhìn phết, nhìn lộc, nhìn hoa tre" thì lễ hội trở nên trang nghꦛiêm hơn, tinh thần lễ hội có ý nghĩa nhiều hơn, vậy tại sao không làm?
Sự thay đổi hình thức tế lễ trong các lễ hội tại ít nhiều địa phương theo định hướng nhân văn từ năm 2016 đến nay, phải thành thật ghi nhận có sự tích cực vào cuộc của bộ ngành chức năng và địa phương. Đặc biệt chính quyền cơ sở, nﷺơi gần dân nhất, hiểu dân nhất và là nơi thuyết phục, vận động người dân từng bước loại bỏ hủ tục, tổ chức một lễ hội văn minh hiệu quả nhất.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Tú Nguyên