Hạ hay tăng đường huyết đều là tình trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, dễ gâyไ ra các biến chứng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Nguyên nhân
- Chế độ ăn uống không khoa học như ăn muộn, bỏ bữa, không đủ carbohydrate, dinh dưỡng không cân bằng, uống rượu mà không ăn, nhịn đói quá lâu.
- Dùng một số loại thuốc.
- Vận động quá sức.
Triệu chứng
Triệu chứng hạ ꦬđường huyết biểu hiện rõ rệt khi lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dL.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm:
- Lú lẫn.
- Chóng mặt.
- Cồn cào do đói.
- Nhức đầu.
- Lo lắng.
- Cáu gắt.
- Tim đập thình thịch.
- Da nhợt nhạt.
- Đổ mồ hôi.
- Run rẩy.
- Yếu đuối.
Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Phối hợp kém.
- Kém tập trung.
- Tê ở miệng và lưỡi.
- Bất tỉnh.
- Co giật.
- Ác mộng.
Điều trị
ꦿKhi lượng đường trong máu xuống thấp, một số cách có thể giúp chỉ số ổn định hơn như sau:
- Ngậm 2-4 viên kẹo.
- Uống nửa cốc nước ép trái cây nguyên chất.
- Ngậm một muỗng canh mật ong.
Sau khi dùng những thực phẩm có đường này, người bị hạ đường huyết nên kiểm tra chỉ số. Nếu đường huyết vẫn thấp, người bệnh nên ăn, uống thêm một khẩu phần tương tự. Lặp lại các bước này cho đến khi lượng đường trở lại bình thường. Nếu thực hiện ba𓂃 lần nhưng không cải thiện đường huyết, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ hỗ trợ.
Phòng ngừa
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, cách nhau không quá 4-5 giờ.
- Tuyệt đối không bỏ bữa.
- Vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn 30-60 phút. Kiểm tra lượng đường trước và sau khi tập thể dục để có thay đổi phù hợp.
- Không uống rượu khi đói.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Anh Chi (Theo WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |