Nhân vụ việc toàn bộ 367 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn sơ tán thành công sau khi chiếc máy bay Airbus của hãng hàng không Japan Airlines bốc cháy dữ dội ngày 2/1, và sau khi đọc bài viết 'Bất lực vì nh⛎ững khách Việt tranh nhau lấy hành lý khi máy bay chưa dừng', tôi cũng xin đóng góp chúಞt ý kiến cá nhân để mọi người cùng bànꦐ luận.
Ở bài viết này, tôi sẽ không tập trung vào câu chuyện ý thức của hà😼nh khách đi máy bay, mà sẽ bàn về cách tổ chức, sắp xếp, vận hành của các hãng hàng không. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp toàn bộ hành khách trên chuyến bay tại Nhật Bản thoát nạn. Chính kỷ luật thoát hiểm đã tạo phép màu trong vụ việc này. Liên hệ với cách làm việc của các hãng hàng không Việt, tôi xin kể về hai lần đi máy bay ám ảnh nhất của mình:
Lần đầu tiên là chuyến bay từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đến Tân Sơn Nhất (TP HCM). Lúc đó là khoảng 7-8 giờ sáng. Do thời tiết bị sương mù nên chuyến bay bị delay. Hãng hàng không ch🌠ỉ phát một thông báo ngắn ngủi cho hành khách mà không có một động thái hỗ trợ nào. Tối đó, hành khách chúng tôi phải tự ꦰkiếm khách sạn, nhà nghỉ mà ngủ.
Hôm sau, chúng tôi lại vào sân bay từ sớm nhưng phải chờ đến khoảng ba giờ chiều, hãng bay mới lại có một thông báo mới. Lần này, thông báo có nội dung chuyến bay sẽ chuyển điểm xuất phát l🍃ên sân bay Nội Bài (Hà Nội). Hãng nói có phục vụ xe đưa hành khách lên Hà Nội nhưng không miễn phí mà thu mỗi người 120.000 đồng. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải chấp nhận làm theo.
Chúng tôi tới sân bay Nội Bài và tiếp tục chờ đến gần 6 giờ tối. Sau bao cự cãi🐻 qua lại với nhân viên hãng (không có mặt quản lý nào), cuối cùng chuyến bay "bão táp" của chúng tôi mới được thực h✨iện.
>> Thiếu thiện cảm giữa khách và nhân viên hàng kh𒀰ông
Lần thứ hai là chuyến bay về quê ăn T🤪ết mà tôi khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất. Giờ bay trên vé là 7h30. Biết ngày này sân bay thường đông, bản thân lại dẫn theo con nhỏ mới sáu tháng tuổi nên tôi đã ra quầy làm thủ tục check-in từ 4 giờ sáng. Dòng người tới sân bay khi ấy đông như đi hội.
Điều trớ trêu là quy định ngược đời của hãng rằng "ai có con nhỏ phải làm thủ tục trực tiếp tại quầy, không được♐ cheꦺck-in online". Vậy là nhà tôi, vợ bồng con đứng ngoài chờ, chồng xếp hàng nhích từng nửa bàn chân để tới quầy làm thủ tục.
Sau khi xếp hàng rồng rắn gần ba tiếng rã rời, thấy phía trước mình vẫn còn vài chục người, mà đã đến giờ bay, nên tôi không chịu được nữa, phải bỏ hàng lên tận nơi hỏi nhân viên. Thế nhưng câu trả lời tôi nhận lại chỉ là: "Anh tới trễ thì hủy vé". Tôi tăng xông, làm ầm lên ở quầy vé và cuối cùng cũng đꦿược ưu tiên làm thủ tục trước. Xong xuôi, tôi và vợ con chạy hộc tốc mới ra máy bay được đúng giờ. Trong khi đó, tôi biết nhiều người hiền lành, ಞkhông dám đấu tranh vẫn còn mắc kẹt ở lại.
Lý do chính ở đây là cách làm việc thiếu khoa học của hãng hàng không khiến rất nhiều khách bay chuyến trễ vẫn làm thủ tục chung với khách bay chuyến sớm hơn. Thay vào đó, hãng chỉ🦋 cần treo bảng thông báo: "Đây là giờ làm thủ tục của các chuyến A, B, C" chẳng hạn thì có lẽ đã giảm tắc nghẽn được rất nhiều🌠.
Tất nhiên, nói qua cũng phải nói lại, ai cũng có một phần trách nhiệm khi chất lượng các chuyến bay của Việt Nam còn thấp. Trong khi các hãng chưa làm việc khoa học hay đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, thì ở chiều ngược lại, ý thức nhường nhịn và văn hóa xếp hàng của người Việt vẫn còn rất tệ. Thế nên, để được như Nhật Bản, chúng ta sẽ còn ꦍphải cải thiện rất nhiều.
>> Bạn có gặp rắc rối với các hãng hàng không Việt? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.