Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên. Trước đây người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 ꩲcó thể sống thêm khoảng 6 tháng từ thời điểm chẩn đoán, nếu hóa trị có thể kéo dài 9-12 tháng nữa. Ngày nay, nhờ tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi được cải thiện đáng kể.
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp kích thích và hoạt hóa hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp hệ miễn dịch nhận biết, ♋phát hiện, truy tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch kết hợp với꧅ các phương pháp phẫu thuật, hóa xạ trị được đánh giá cho hiệu quả điều trị cao, giúp cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân.
Trong khi đó, liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng các loại thuốc để "nhắm mục tiêu" vào những thay đổi,𝓀 đột biến gene của các tế bào ung 𝓀thư, tấn công chúng mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.
Theo bác sĩ Thảo Nghi, phươ👍ng pháp này khác với hóa trị truyền thống là tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào bình thường. Liệu pháp nhắm trúng đích thường được chỉ định điềꦺu trị ban đầu, kết hợp với các phương pháp khác nhằm tối ưu hiệu quả chữa trị ung thư phổi. Việc chọn lựa các thuốc nhắm trúng đích tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm đột biến gene của từng bệnh nhân cụ thể.
Đơn cử ông Thịnh, 61 tuổi, ngụ TP HCM, ho nhiều, thỉnh thoảng ho ra máu, kèm đau đầu,🎉 mờ hai mắt, yếu nửa người. Ông đến bệnh viện Tâm Anh khám tháng 10/2022, bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi di căn não. Khối u to đã di căn xa nên không thể phẫu thuật triệt để. Phác đồ điều trị cho ông gồm xạ trị não, sau đó hóa trị kết hợp liệu pháp miễn dịch.
Bác sĩ xây dựng chế độ dinh dưỡng nâng cao tổng trạng cho ông Thịnh trước khi tiếp nhận điều trị. Trong suốt các đợt truyền thuốc, bác sĩ kết hợp chăm sóc giảm nhẹ giúp ông bớt đau, khó thở, buồn nôn, đồng thời giảm lo lắng và trầm cảm. Nhờ đó, qu♔á trình điều trị diễn ra thuận lợi như dự kiến. Sau khi xạ trị não, ông đáp ứng tốt với hóa trị kết hợp miễn dịch, bệnh cải thiện đáng kể.
Tái khám giữa tháng 12 năm nay, sức khỏe ông ổn định, hết ▨đau đầu, không còn ho ra máu. Bác sĩ đánh giá tiên lượng bệnh nhân tốt, tiếp tục hóa trị kết💝 hợp liệu trình miễn dịch để duy trì hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Tương tự, bà Thu An, 62 tuổi, ngụ TP HCM, phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn sớm khi khám sức khỏe tổng quát tại tháꦐng 11 năm nay. Bà sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn, không có triệu chứng bất thường như ho, khó thở, đau ngực...
Kếtꦓ quả chụp X-quang ngực cho thấy một nốt đặc ở thùy dưới phổi phải. Chụp CT phổi 768 lát cắt cho thấy rõ u có kích thước gần 3 cm.
TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, cho biết khối u chỉ giới hạn trong một thùy phổi, chưa có bất tꦇhường khác. Tuy𒅌 nhiên, vẫn chưa thể phân biệt được đây là u lành hay ác tính.
Bà An được phẫu thuật nội soi lồng ngực ít xâm lấn cắt lạnh phần u phổi sinh thiết ngay trong cuộc mổ để đánh giá khối u và xử lý phù hợp. Khối u được loại bỏ hoàn toàn, sinh thiết cho kết quả u ác tính nên ê kíp cắt một thùy phổi chứa u và nạo vét hạch trung thất để đánh giá giai đoạn bệnh.
Sau phẫu thuật, bà An hồi phục🃏 tốt, xuất viện sau 5 ngày. Kết quả sinh thiết xác định u phổi ác tính, chưa di căn hạch (giai đoạn 2A). Bà tiếp tục được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch để phòng ngừa ung thư tái phát. Hiện sức khỏe bà tiến tri✱ển tốt, không có triệu chứng bất thường nào khác.
Bác sĩ Nghi cho biết tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi được cải thiện rõ rệt nhờ những kỹ thuật tầm soát và điều trị tiên tiến. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị phù hợp, tỷ lệ sống khỏe mạnh sau 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi đến 92%. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn do bệnh ít hoặc không biểu hiện triệu chứ♈ng ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe.
Ung thư phổi giai đoạn muộn khả năng điều trị khỏi rất hạn chế. Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chủ động sàng lọc u𒀰ng thư phổi ở giai đoạn sớm. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp (LDCT) với hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) hai đầu bóng cao cấp, có khả năng tái tạo lên đến 768 lát cắt, giúp bác sĩ phát hiện những nốt phổi rất nhỏ chỉ 0,2-0,3 cm mà máy chụp CT thông thường khó phát hiện, từ đó xử trí kịp thời.
Theo thống kê từ Globocan 2020, tại Vi🎶ệt Nam, ung thư phổi đ๊ứng hàng thứ hai ở cả hai giới, chỉ sau ung thư gan ở nam và ung thư vú ở nữ. Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng hơn 26.000 trường hợp mắc mới và khoảng 23.700 người tử vong do bệnh này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo người có nguy cơ cao nên tầm soát ung thư phổi định kỳ 6-12 tháng nhằm phát hiện sớm bệnh, tăng tỷ lệ điều trị khỏi và cải thiện chất🔯 lượng sống sau điều trị. Yếu tố nguy cơ bao gồm người 50-80 tuổi, có tiền sử hút thuốc từ một gói mỗi ngày, hai gói mỗi ngày trong 10 năm, đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua, tiền sử gia đình ung thư phổi.
Thu Hà
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
20h ngày 20/12, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM tổ chức tư vấn trực tuyến "Tiến bộ mới trong điều trị ung thư phổi giúp bệnh nhân sống lâu hơn", phát trên fanpage VnExpress.
BS Trần Vương Thảo Nghi, TS.BS Nguyễn Anh Dũng và TS.BS Đặng 🐷Thị Mai Khuê giải đáp thắc mắc về phương pháp tiên tiến trong tầm soát, điều trị ung♌ thư phổi, hướng dẫn chăm sóc sau điều trị, phòng ngừa tái phát.
Độc giả đặt câu hỏi qua fanpage hoặc gửi tại đây để bác sĩ giải đáp.