🉐U não là một bệnh lý rất nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Tốc độ phát triển cũng như vị trí của u não quyết định mức độ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán, theo dõi và chữa trị kịp thời.
ಌTheo ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ - Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, u não có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là ở nhóm người trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi. Bác sĩ Sĩ dẫn các nghiên cứu cho thấy, u não chiếm 2% trong tổng số các ca ung thư từ mọi nhóm tuổi. Trong số các trường hợp tử vong do ung thư ở nhóm trẻ em dưới 15 tuổi và nhóm từ 20-39 tuổi, bệnh u não là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai. Người ngoài 85 tuổi có tỷ lệ bị u não cao nhất.
🌜U não là một tập hợp số lượng lớn các tế bào não phát triển bất thường vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. U não có thể bắt đầu trực tiếp từ tế bào não, tế bào đệm của hệ thần kinh trung ương, gọi là u não nguyên phát. Các khối u cũng có thể xuất phát từ các bộ phận khác (ví dụ như phổi, thận...) rồi theo máu đến não, gọi là u não thứ phát (u di căn não).
U não nguyên phát
🍰U não nguyên phát là loại u não tự hình thành và phát triển từ các tế bào của não bộ và hệ thần kinh trung ương (không phải do lây truyền từ các vùng cơ thể khác). Nguyên nhân gây u não nguyên phát cũng có thể xuất hiện ở tủy sống, màng não (vùng bao phủ của não) hay dây thần kinh dẫn từ não.
🍌Theo bác sĩ Sĩ, đặc điểm của u não nguyên phát là đa số lành tính, chiếm 70% (không phải ung thư), 30% là khối u ác tính (ung thư). U não nguyên phát có thể dễ dàng cắt bỏ và được chữa trị hoàn toàn nếu đó là khối u lành tính. Tỷ lệ ung thư do u não nguyên phát chỉ chiếm 2% trên tổng số ca ung thư từ các bộ phận khác trên cơ thể. Người lớn tuổi dễ mắc bệnh u não nguyên phát hơn. Gần 25% bệnh nhân được chẩn đoán mắc khối u não nguyên phát ở độ tuổi từ 75 trở lên. Đây còn là bệnh ung thư phổ biến thứ hai (chỉ sau bệnh ung thư bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính) ở trẻ em dưới 15 tuổi.
U não thứ phát
U não thứ phát là loại khối u xuất hiện ở não do các tế bào ung thư từ một cơ quan khác di căn đến não. Bất kỳ loại ung thư nào trên cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời đều có thể di căn dẫn đến ung thư não thứ phát.
൩U não thứ phát luôn là khối u ác tính. Theo một số nghiên cứu được bác sĩ Sĩ dẫn nguồn cho thấy, có khoảng 50% số trường hợp nguyên nhân gây u não thứ phát là do di căn đến từ ung thư phổi, theo sau đó là di căn từ ung thư vú, thận, da, đại tràng, hắc tố... Các trường hợp u não thứ phát chiếm từ 50-80% tổng số ca u não hiện nay, tức gấp gần bốn lần số ca u não nguyên phát. U não thứ phát phổ biến ở nhóm người cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên) và có nguy cơ cao xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào có tiền sử bệnh ung thư.
𝐆Chẩn đoán khối u não bắt đầu bằng việc đánh giá chi tiết phản xạ hệ thần kinh. Để kiểm tra xem các dây thần kinh sọ não còn hoạt động tốt hay không, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều bài kiểm tra như dùng kính soi đáy mắt (xem cách đồng tử của bạn phản ứng với ánh sáng), kiểm tra sức mạnh cơ bắp (sự phối hợp tay chân, khả năng giữ thăng bằng, khả năng nhớ tạm thời cũng như khả năng tính toán số học).
♎Sau đó, người bệnh được chỉ định thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết luận chính xác. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp X-Quang sọ, chụp CT đầu, chụp MRI đầu, chụp mạch máu, lấy mẫu sinh thiết...
Để , bác sĩ thường kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp điều trị khác nhau để tăng tính hiệu quả. Trong đó, phẫu thuật là ཧphương pháp điều trị phổ biến nhất. Mục tiêu là loại bỏ càng nhiều ung thư càng tốt mà không gây ra thiệt hại cho các bộ phận khỏe mạnh của não.
𓆏Bác sĩ Tấn Sĩ cho biết, kỹ thuật phẫu thuật u não hiện đại hiện nay là gắn với chụp MRI bó sợi thần kinh (DTI) cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh các bó dẫn truyền thần kinh quanh u. Từ cuộc mổ mô phỏng bằng robot, phẫu thuật viên sẽ xác định tương quan giữa u và các cấu trúc bó dẫn truyền thần kinh nhằm tránh phạm phải trong lúc phẫu thuật. Từ đó, họ có thể bảo tồn các bó sợi thần kinh và mô não lành, tránh được biến chứng thần kinh trong và sau phẫu thuật.
Hiệp Huỳnh