Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên trong bối cảnh số ca nghi sởi tại khu vực phía nam tăng cao. Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm 90-100% nếu t🌺iếp xúc gần người mắc sởi và cơ thể chưa có💎 miễn dịch.
Cũng theo bác sĩ Phongಌ, nhiều người chưa hiểu đúng về bệnh, như dưới đây:
Sởi là bệnh nhẹ
Nhiề𝓀u người cho rằng sởi là bệnh nhẹ, có thể tự khỏi. Một số phụ huynh nghĩ 𒁏con cần nhiễm virus sớm nhằm xây dựng khả năng miễn dịch tự nhiên.
Bác sĩ Phong cho biết suy nghĩ này chưa đúng. Bệnh sởi có khả năng biến chứng nặng ở người lớn và trẻ em. Biến chứng thường gặp là viêm phổi cấp tính, 🐓dẫn đến suy hô hấp tiến triển. Ở các nước đang phát triển, biến chứng viêm phổi chiếm đến 80% trẻ mắc sởi và là nguyên nhân gây tử vong do sởi.
Ngoài ra, sởi có thể biến chứng mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm tủy, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. V🍰iệc mắc sởi khi mang thai còn có thể gây sảy thai, sinh non.
Chữa bệnh bằng tắm lá
Trên các hội nhóm và diễn đàn, nhiều ông bố bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm phòng và trị sởi bằng cách tắm hoặc uống nước hạt mùi, cây ngò, sài đất, lá me, ki༺m ngâಞn hoa, nhọ nồi... Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian này chưa được chứng minh tác dụng chữa bệnh sởi.
"Đắp lá không sạch sẽ, không rõ nguồn gốc có thể gây viêm da, nguy hiểm cho trẻ", bác sĩ Phong khuyến cáo, thêm rằng p𝓀h🌱ụ huynh cần cẩn trọng khi sử dụng các phương pháp này.
Tiêm một mũi vaccine sởi là đủ
Chủng ngừa sởi cho trẻ em và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng. Khi 💖tiêm vaccine sởi, đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại vaccine và đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vaccine, kỹ thuật tiêm.
Về hiệu quả, một mũi vaccine sởi chỉ đạt phòng ngừa 80-85%. Khi tiêꦅm đủ hai mũi vaccine sởi, hiệu quả nâng lên khoảng 95-98%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng hướng dẫn phụ nữ tiêm phòng đủ hai mũi sẽ có miễn dịch cả đời, đủ kháng thể truyền cho con.
Vaccine chỉ tiêm cho trẻ nhỏ
Vaccine sởi tiêm chủng cho người lớn và trẻ em. Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cần đạt 95% để đạt hiệu quả miễn dịch cộng đồng, ngăn bệnh bùng pꦿhát thành dịch.
Hiện Việt Nam có ba loại vaccine sởi gồm mũi đơn, mũi kết hợp phòng thêm rubella và mũi giúp phòng thêm rubella -ꦫ quai bị. Các vaccine chỉ định cho người từ 9 tháng tuổi trở lên, có mặt trong chương trình Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
Với mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ cần tiêm khi 9 tháng tuổi và nhắc lại một mũi sởi - rubella vào lúc 18 tháng tuổi. Nếu tiêm chủng dịch vụ, trẻ có thể tiêm mũi đơn hoặc mũi phối hợp sởi - quai bị - rubella. Tùy theo tình hình dịch bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai phác đồ gồm: hai mũi cách nhau ba tháng hoặc mũi thứ hai tiêm khi 4-6 tuổi. Người lớn không nhớ rõ lịch sử chủng ngừa cần đến cơ sở tiêm chủngꦅ để được bác sĩ tư vấn.
Trẻ dưới 9 tháng không được tiêm chủng
Theo khuyến cáo của WHO, trẻ từ 9 tháng tuổi có thể tiêm vaccine sởi. Việc này để đảm bảo hiệu quả mũi tiêm và an ꩲtoàn sức khỏe cho trẻ.
Tuy nhiên, vaccine sởi có thể tiêm cho trẻ dưới 9 tháng tuổi theo khuyến cáo của từng quốc gia, cơ quan y tế địa phương, ví dụ tiêm chủng cho trẻ từ 6 tháng tuổi khi bùng phát dịch bệnh. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi vaccine. Với lịch tiêm này,𓆉 trẻ nên tiêm mũi thứ hai lúc 𝓰9-12 tháng tuổi và tái chủng lúc 4-6 tuổi.
Ngoài ra, sởi là bệnh khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp, cần p𒁏hối hợp thêm phòng bệnh như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, vệ sinh răng miệng... Khi có dịch, người dân hạn chế tập trung đông người, tẩy🦋 trùng, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.
Mộc Thảo
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.