Thứ hai, 25/11/2024
Thứ sáu, 29/7/2022, 15:21 (GMT+7)

Hoàn thành trùng tu lăng mộ vua Đồng Khánh

Thừa Thiên - HuếQuần thể lăng mộ vua Đồng 🌜Khánh, vua thứ chín triều Nguyễn, vừa được trùng tù hoàn chỉnh, 🦄bắt đầu bán vé tham quan.

Tư Lăng nằm trên núi Cư Sĩ và đồi Hộ Thuận Sơn, phường Thủy Xuân, TP Huế, là nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh (1864-1888). Vua Đồng Khánh lên ngôi năm 1885 trong bối cảnh kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng quan đại thần Tôn Thất Thuyết rời Huế ra Tân Sở để kêu gọi phong trào Cần Vươꦰng chống Pháp.

Thấy lăng cha mình là Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai chưa có điện thờ, vua Đồng Khánh sai Bộ Công xây điện Truy Tư gần đó để rước bài vị về thờ trong điện, đồng thời xây hoàn chỉnh lăng mộ cho cha mình. Tuy nhiên, đang thi công dang dở thì năm 1889 vua đột ngột qu🍒a đời.

Vua Thành Thái lên ngôi giữa lúc đất nước kinh tế khó khăn, không đủ tiềm lực xây dựng lăng mộ mới cho vua Đồng Kh🍷ánh nên đã đổi tên điện Truy Tư thành điện Ngưng Hy để thờ. Thi hài vua Đồng Khánh cũng được an táng trên đồi Hộ Thuận Sơn cách điện Ngưng Hy 30 m. Toàn bộ khu lăng mộ gọi là Tư Lăng, rộng khoảng 10.000 m2.

Việc xây dựng lăng mộ vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt và kéo dài gần 35 năm, qua bốn đời vua, bắt đầu cuối đời vua Đồng Khánh và đến đời vua Khải Định mới hoàn chỉnh. Tư Lăng có hơn 20 công trình lớn nhỏ, kiến trúc không khác gì so v⭕ới lăng mộ các vị vua tiền triều như Tự Đức hay Thiệu Trị.

Trải qua nhiều biến cố, lăng vua Đồng Khánh có nhiều hạng mục bị hư hỏng, gỗ mục nát. Cuối năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố🐻 đô Huế đã tu bổ tổng thể khu di tích lăng vua Đồng Khánh với kinh phí gần 30 tỷ đồng. Cuối tháng 6/2022, việc trùng tu hoàn thành, mở cửa đón khách tham quan, véꦉ vào cửa 50.000 đồng.

Điện Ngưng Hy là khu vực chính thờ vua Đồng Khánh, được làm bằng gỗ lim xây theo kiểu trùng thiềm điệp ốc gồm 7 gian 2 chái, nꦍhưng phía sau có thêm hậu điện. Mái điện được lợp ngói hoàng lưu ly, trên bờ nóc, bờ quyết được trang trí bằng pháp lam ngũ sắc và bằng đất nung tráng men màu.

Nội thấ🃏t điện Ngưng Hy được trang trí rất phong phú bằng sơn mài ghép khảm và chạm nổi.

Gian chính giữa điện Ngưng Hy là nơi đặt án thờ vua Đồng Khánh và hai bà Tiên Cung, Thánh Cung. Bàn thờ được làm bằng gỗ có khảm cẩn, trên bàn thờ có cây san hô trắng đặt trong lồng gương. Các ô hộc trang trí phong phú, đặc biệt nhất là 24 bức tranh được lấy từ điển tích "Nhị thập tứ hiếu" củ🌱a người xưa.

Cửa ra vào chính điện Ngưng Hy được 🍒đóng khép bằng hệ thống cửa bảng khoa gắn hình nhiều màu theo phong cách Tây phương. Cửa tại lăng vua Đồng Khánh khác biệt với các lăng vua triều Nguyễn khác.

Đường kết nối giữa điện thờ đến mộ vua Đồng Khánh dài khoảng 200 m được trùng tu, lát gạch. Hai bên đường 👍có hệ thống khe thoát nước.

Khu vực mộ vua Đồng Khánh có đầy đủ công trình như các lăng vua tiền t﷽riều. Qua khỏi Nghi Môn, hai bên sân Bái Đính là hai hàng tượng quan văn, quan võ, voi và ngựa phủ phục. Phần lớn khu vực lăng tẩm vua Đồng Khánh đ♔ều được xây dựng dưới thời vua Khải Định. Sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định đã sai Bộ Công lo việc tu sửa toàn bộ lăng tẩm cho cha mình.

Chính giữa khu vực lăng mộ là nhà bia xây dựng theo kiểu t🌞ứ giác đặt tấm bia đá Thanh cao 3 m, rộng 1,45 m, dày 0,6 m. Bia được khắc hai mặt, nội dung "Thánh Đức Thần Công" do vua Khải Định viết ca ngợi công đức vua cha.

Mộ vua Đồng Khánh hình v🐟uông, cao 1,6 m, được bao bọc bởi Huyền Cung với ba vòng thành xây꧟ bằng gạch trát vữa. Trên nóc chạm hình mặt trời, bốn góc chạm hình rồng và chữ Thọ.

Dù đ🤡ã mở cửa bán vé, một số hạng mục như hệ thống cửa vẫn chưa xong. Tranh thủ ngày nắng ráo, thợ🍰 rửa sạch khung sắt Nghi Môn để chuẩn bị trang trí pháp lam.

Khu lăng mộ của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai ở núi Cư Sĩ cách mộ vua Đồng Khánh khoảng 50 m. Ông là phụ thân của ba vị hoàng đế liên tiếp triều Nguyễn gồm Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh, đồng thời là tổ phụ của vua Khải Định và là tằng t𓆉ổ phụ của vua Bảo Đại.

Võ Thạnh