Gần đây tôi đọc được một số bài viết về việc lãng phí tuổi thanh xuân ngồi ghế nhà trường và phải học những kiến thức mà chẳng dùng tới. Nhiều người thắc mắc tại sao phải học để quên đi trong khi những thứ cần thiết, thực tế hơn thì không học? Có phải ch🧔úng ta chỉ cần học cái mình thích, không cần tới những kiến thức như tích phân, đạo hàm...?
Học thứ không thích
Trong cuộc đời của mỗi người, chúng ta phải làm rất nhiều việc, gần như không một người nào có thể làm duy nhất một việc mà có thể tồn tại được cả. Trong số những công việc mà chúng ta phải làm để tồn tại, sẽ có những việc chúng ta thích và những thứ chúng ta không thích.
Lúc nhỏ, có ai thích việc phải đi tắm đúng giờ, ăn cơm theo ý cha mẹ, phải làm những việc như đánh răng, rửa mặt hàng ngày...? Rồi lớn lên, khi đã làm cha mẹ, có ai thích phải quét nhà,✤ thay tã cho con, dọn phân cho thú cưng, phải đi làm kiếm tiền mỗi ngày? Nhưng vẫn có những việc chúng ta phải làm mà không có quyền được chọn lựa, vì đó là điều kiện để chúng ta sinh tồn.
Trong đời sống hàng ngày đã vậy thì trong công việc cũng không khác. Sẽ luôn có những công việc bạn không thích nhưng vẫn phải làm, như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả, thống kê, mua nước cho sếp, bị sai vặt bởi đồng nghiệp, làm việc với người bạn không thích, thậm chí là ghét... Đâu phải lúc nào công ty cũng giao cho bạn mỗi việc và chỉ cần làm việc mình thích. Vậy nên, trong việc học cũng vậy, sẽ có môn bạn không thích nhưng phải học.
Người tuyển dụng cũng sẽ nhìn cách bạn làm việc không thích để xem kết quả, thái độ, từ đó quyết định có tuyển bạn hay không? Nhưng khi bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, người ta sẽ nhìn cách bạn học những môn không thích để dò xét trì♓nh độ và thái độ.
>> Đánh đổi thanh xuân với tích phân, đạo hàm
Phân cấp năng lực
Xã hội chúng ta được phân tầng theo cấu trúc kim tự tháp. Ở đó, những người ưu tú, có năng lực đặc biệt, có đóng góp lớn cho xã hội... sẽ được ở vị tr🌠í cao. Ngược lại, những người có địa vị thấp, có ít tài năng... sẽ ở vị trí thấp. Tầng lớp trên bao giờ cũng ít hơn tầng lớp dưới, nhưng đó là tầng lớp tinh anh của xã hội. Ngược lại, tầng lớp dưới là bình dân, thường dân, chiếm phần đông trong xã hội.
Trong các xã hội ổn định, hòa bình, phát triển lâu dài thì mức độ rõ rệt sẽ꧅ được thể h🅘iện qua địa vị, phân tầng giai cấp. Ngược lại, trong các xã hội bất ổn thì các tầng lớp không phân định được rõ các tầng lớp tinh anh và bình dân, thậm chí người ta sẽ đảo ngược lại kim tự tháp phân tầng đó để thay đổi cấu trúc xã hội theo kiểu biến động "thay triều đổi đại".
Để đi từ tầng lớp dưới lên tầng lớp trên trong một xã hội ổn định, chúng ta phải nâng cao năng lực của bản thân bằng cách vượt qua các kỳ thi, khảo sát... từ tiêu chuẩn của xã hội bình dân như thi phổ thông đến 𒊎các tiêu chuẩn chuyên ngành phức tạp, chuyên sâu như đại học, sau đại học, chứng chỉ nghề nghiệp... Và nhà tuyển dụng cũng sẽ dựa vào mức năng lực này để lựa chọn công nhân viên.
Tron🐬g một xã hội đang phát triển thì không có đủ vị trí cho tất cả mọi người nên những vị trí tốt sẽ dành cho những cá nhân ưu tú, xuất sắc. Nó đủ chia đều, thậm chí dư thừa khi xã hội đạt văn minh cực thịnh và tự động hóa sản xuất cao độ (thường ở các nước tiên tiến) và họ đang đối mặt với quy trình tốc độ phát triển nền kinh tế lớn hơn tốc độ phát triển dân số (thường là suy giảm dân số).
>> 'Học Lý, Hóa, Sinh để bớt mơ mộng viển vông'
Học để quên và quên để học
Bộ não của chúng ta giống như cục pin vậy. Nó sẽ nạp những thứ mình cần, sau khi không dùng nữa nó sẽ quên đi. Lúc còn nhỏ, có những kỹ năng sinh tồn mà chỉ riêng trẻ em mới có, như༒ giác quan thứ sáu để tránh bị bỏ rơi từ cha mẹ. Nhưng khi lớn lên, bạn sẽ quên đi điều này vì đã có thể tự lập. Ở đây, có những tri thức, kinh nghiệm phù hợp, hữu dụng với từng giai đoạn phát triển của con người, sau khi dùng xong chúng ta sẽ tự động quên đi. Nếu kh⛦ông học cách để quên đi những thứ không cần nữa, bộ não của bạn sẽ quá tải.
Có ai nhớ được hôm qua bạn đã làm những gì không? Rõ ràng là hơn 90% công việc bạn làm hàng ngày đã bị quên đi. Và việc học cũng vậy, sẽ có những thứ bạn phải quên đi. Nên bạn cũng đừng lo lắng hay nuối tiếc vì chúng ta dành cả thanh xuân để học rồi lại quên.
90% việc bạn làm hôm qua sẽ bị quên đi, nhưng vẫn còn khoảng 10% bạn còn nhớ, vì chúng có giá trị tiếp diễn. Đây chính là "cái sàng tri thức". Nó để lọt những thứ không dùng tới, hoặc ít giá trị và lưu giữ lại những thứ có giá trị. Việc học của ꦡbạn cũng vậy, phần lớn tri thức bạn học sẽ quên đi và chỉ có những thứ có giá trị sẽ lưu lại. Và việc tri thức này có giá trị, tri thức kia thì không, phụ thuộc vào "cái sàng tri thức" mà bạn lựa chọn (cách sống của bạn). Không có chuẩn chung nào cho tất cả, vì các bạn khác nhau, nên năng lực các cá nhân cũng rất khác nhau.
Vậy làm sao để "cái sàng tri thức" này hiệu quả? Câu trả lời là tăng số lượng đầu vào "chiếc sàng tri thức" (phát triển chiều rộng). Nếu bạn chẳng tiếp nhận tri thức gì thì sẽ chẳng có cơ hội để lựa chọn hay giữ lại được cái gì. Do đó, để "cái sàng tri thức" của bạn có thể giữ lại những gì bạn cần thì ít nhất trên đó phải có thứ bạn cần. Vậy nên, người ta sẽ đưa nhiều nhất những thứ bạn có thể cần vào chương trình học.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng chất lượng đầu vào chiếc sàng tri thức (phát triển chiều sâu). Nếu trên cái sàng của bạn chứa những chương trình ♋không hiệu quả, có tỷ lệ giữ lại thấp (chất lượng giáo dục tồi, hiệu quả thấp, ít thú vị) thì bạn sẽ tốn nhiều công sức sàng lọc mà năng suất không cao. Do đó, để tăng xác suất giữ lại những gì bạn cần thì phải nâng cao𒈔 chất lượng giáo dục.
>> Lý, Hóa, Sinh 'học xong quên hết'
Cộng sinh học vấn
Trong các bài viết về chủ đề giáo dục, tôi thường thấy nhiều người lấy ví dụ về việc một số cá nhân học ít, thậm chí thất học nhưng vẫn thành công. Thực ra, xã hội chúng ta luôn tồn tại khái niệm "công sinh học vấn". Rất nhiều người không học cao vẫn thành công nhờ học vấn của những người đã sáng tạo nền tảng công việc đó (thườn🔯g là các giáo sư, chuyên gia sáng tạo đầu ngành▨).
Một nông dân không đi học nhưng vẫn biết cách bón phân NPK, vẫn biết sử dụng cây giống năng suất cao của các chuyên gia có học, vẫn biết lai tạo giống, vẫn sử dụng nước tưới ruộng từ đập thủy điện... Hay một bà bán khoai lang nướng, bánh mì vẫn kiếm được h🐼àng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ vào việc kinh doanh ở một khu vực ꧅dân cư sầm uất. Hay một YouTuber, TikToker kiếm được hàng tỷ đồng mỗi năm cũng là nhờ cộng sinh học vấn với tầng lớp có học, tinh anh đã sáng tạo ra các mạng xã hội...
Đó cũng là cách giải thích tại sao người ít học xuất khẩu sang các nước tiên tiến làm lao động làm thuê lại thành công, kiếm được nhiều tiền hơn khi ở quê nhà. Vì sang các nước tiên tiến, người ta được cộng sinh học vấn với xã hội đó. Trong các công ty lớn, cũng có những cá nhân ít học mà thành công, v♛ì ở đó họ cộng sinh học vấn với các đồng nghiệp rất có 🎀học khác.
Và đương nhiên, tỷ lệ cộng sinh học vấn thành công rất ít, vì đơn giản, nếu không có các cá nhân có học thì bạn không thể cộng sinh và không phải ai có học cũng cho bạn🐷 được cộng sinh với họ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.