Học không gắn với thực hành khiến người học không hiểu vì sao phải học, chỉ như cái máy lặp lại các kỹ năng. Trẻ em mất hứng thú và đến trường với tâm lý nặng nề, chối bỏ. Bên cạnh đó, việc có ít kỹ năng hơn khiến nội dung các bài kiểm tra có xu hướng đào sâu và chú trọng vào sự thành thạo. Điều này tạo áp lực rất lớn cho học sinh Việt Nam.
Đồng tình với quan đi🍌ểm꧒ cho rằng việc học ở Việt Nam quá nặng nề, nhiều độc giả VnExpress nhận định:
>> 'Trẻ cấp một học như Tiến sĩ'
Cùng chung suy nghĩ, độc giả Hoang82ntus nhấn mạnh: "Áp lực là do quy chuẩn đánh giá xét tuyển có vấn đề, học sinh giỏi được xét tuyển chuyển cấp lên cao hơn vào trường tốt hơn nên ai cũng đua thành tích học sinh giỏi. Chính vì 𝓡cuộc đua này mà tạo điều kiện luyện "gà nòi", dạy thêm tràn lan, ở trường dạy học qua loa, đại khái, lấy lệ, đổ hết trách nhiệm học kém cho học sinh, tạo áp lực.
Có nhiều người đánh giá khối lượng kiến thức ở phổ thông có đến hơn 50% là không sử dụng và bị quên lãng uổng phí sau khi cố nhồi nhét. Khi học Đại học, tôi mới thấy chương trình học không ăn nhập gì lắm với chương trình phổ thông phức tạp, không thật sự có tính liên kết kế cận ứng dụng. Ví♛ dụ ngành kinh tế và ngành kỹ thuật ít khi nào phải mở lại sách🃏 vở phổ thông để tìm hiểu lại.
Giáo dục cần thay đổi để dạy con người phát triển tư duy tự bản thân có thể tìm hiểu kiến thức cần thiết cho cuộc sống, hơn là cố nhồi nhét thật nhiều kiến thức. Đừng đổ tại xã hội này càng ngày càng phức tạp nên phải "nhồi sọ" thật nhiều, trong khi thế giới đã chuyển hướng".
>> Đo lường tuổi thơ bằng học lực
Độc giả Ha Le đặt ra bài toán cho giáo dục Việt Nam: "Tôi cho rằng rất khó để nhớ được một thứ mà không biết nó được dùng vào việc gì? Khi học cấp ba, tôi không biết học đạo hàm, nguyên hàm để làm gì v🌊à rất sợ môn Toán. Mãi gần đây tôi mới tiếp cận một trong các ứng dụng phổ biến của đạo hàm khi nghiên cứu sự thay༒ đổi một yếu tố trong mô hình tác động thế nào đến kết quả đầu ra. Giá như được biết sớm hơn, tôi hẳn đã rất hứng thú với việc học Toán.
Hơn nữa, các bạn không có định hướng làm các công việc liên quan đến các ứng dụng của kiến thức nào đó không nhất thiết phải ôn luyện nó như khi ôn thi đại học. Tôi tự hỏi, trong tương lai, liệu có một chương trình giáo dục mà các nhà báo, vận động viên, nhạc sĩ không phải mất ba năm tuổi trẻ để cân bằng phương trình hóa học và giải tích phân?".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.