Hơn một tháng nay, chị Nguyễn Thị Mai (hơn 50 tuổi, ngụ TP HCM) bị mất ngủ liên tục, đêm nào cũng trằn trọc đến sáng. Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến chị suy sụp tinh thần, sức khỏe suy kiệt. 6h sáng trung tuần tháng 6, người nhà không thấy chị vào bếp nấu ăn như mọi khi. Phát hiện chị hôn mê trong phòng ngủ, co🍸n trai đưa chị đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
BS.CKII Lê Hồng Hải - tiếp nhận người bệnh trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn. Kết quả chụp CT não không thấy máu tụ, các bác sĩ loại trừ khả năng do đột quỵ. Người bệnh được♔ kiểm tra dạ dày và phát hiện dung dịch màu vàng tươi. Nhận định có thể là thuốc an thần, bác sĩ cấp cứu đã rửa, dùng than hoạt giải độc, dẫn chất độc ra khỏi dạ dày, đảm bảo đường thở và oxy máu cho bệnh nhân.
Sau 8 tiếng lọc máu, người bệnh hồi tỉnh, các xét ngh𝐆iệm đánh giá chức năng tim, gan, thận... ổn định. Lúc này, người nhà mới vỡ lẽ, chị Mai thường tự ý uống thuốc trị mất ngủ của chồng. Theo BS.CKI Đinh Tuấn Vinh - khoa ICU, chị Mai v꧂ì sử dụng thuốc điều trị mất ngủ của chồng, không được bác sĩ chỉ định dẫn đến hôn mê sâu.
Bác sĩ Vinh lưu ý, thuốc điều trị an thần khi không dùng đúng cách hoặc quá liều sẽ gây ra ngộ độc cấp tính, khó tiên lượng và có thể chuyển biến nguy kịch rất nhanh như tụt huyết áp, co giật, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim... Nhiều trường hợp nhập viện do uống nhầm thuốc phải đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng thuốc kiểm soát rối loạn nhịp tim. Tùy vào liều lượng và từng loꩵại tác nhân gây ngộ độc mà bệnh nhân có các biểu hiện và mức độ tổn t꧅hương khác nhau. Khi cấp cứu, bệnh nhân hoặc người nhà phải thông báo đầy đủ thông tin với bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và xử trí nhanh chóng, không bỏ lỡ thời gian "vàng".
Bác sĩ 𓄧Vinh cho biết, mất ngủ là tình trạng thường gặp hiện nay do lo toan, áp lực trong gia đình lẫn môi trường làm việc. Mất ngủ kéo dài dễ dẫn đến rối loạn tâm lý, mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt. Khi bị mất ngủ, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Bác sĩ có🎐 thể tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để cải thiện giấc ngủ như tập yoga, massage thư giãn, châm cứu, bấm huyệt...
Nếu được kê đơn thuốc, người bệnh dùng thuốc theo chỉ định và tái khám đúng hẹn. Lưu ý trước khi uống thuốc là xem kỹ số lượng và loại thuốc, tránh uống ♑thuốc của người khác.
Tập thể dục hay đi dạo bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt, cải thiện giấc ngủ. Người bệnh có thể cùng người thân tập thể dục và trò chuyện, giải tỏa căng thẳng về ꦛcuộc sống. Nếu không thể r⛎a ngoài, bạn có thể gọi điện thoại, nói chuyện với bạn bè để tinh thần khuây khỏa.
* Tên người bệnh đã thay đổi.
Nguyễn Trăm