Luật Lao động yêu cầu người sử dụng lao động phải khám sức khỏe cho người lao động ít nhất sáu tháng hoặc một năm một lần. Cụ thể, Khoản 1, Điều 21 của Bộ luật này quy định: "Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất sáu tháng một lần".
ꦕĐúng là các doanh nghiệp hiện nay vẫn thực hiện đầy đủ quy định này. Tuy nhiên, chất lượng đến đâu lại là chuyện khác. Không hiếm trường hợp doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe qua loa, thuê các đơn vị y tế dựa vào quen biết, bất chấp chất lượng thực tế thế nào.
ꩵĐiển hình như công ty tôi vừa tổ chức khám sức khỏe cho vài ngàn công nhân. Tại buổi thăm khám, các nhân viên y tế được xếp ngồi thành một hàng hàng dài để chờ công nhân lần lượt đi qua. Nhưng thú thực, có một số nhân viên y tế có dáng ngồi chễm chệ, trông rất phản cảm.
♌Quy trình thăm khám cũng rất qua quýt. Cụ thể, ngoài việc đo huyết ra, các hạng mục khác đều lặp lại một kiểu: nhân viên y tế hỏi cộc lốc (không có chủ ngữ vị ngữ) và công nhân trả lời, rồi hết.
💙Tôi qua bàn đo chiều cao, cân nặng, nhân viên y tế hỏi: "Cao, nặng?". Qua bàn kiểm tra xương khớp, nhân viên y tế hỏi: "Xương khớp có bị gì không?". Tôi lại qua bàn khám răng hàm mặt, nhân viên y tế hỏi: "Răng có sâu không, có răng giả không?". Thậm chí tôi còn chẳng được cởi khẩu trang ra để khám chi tiết, chỉ thấy nhân viên y tế ghi kết luận sau khi hỏi đủ thứ: "Tốt".
>> ﷽Nhân viên không muốn làm việc ngoài giờ không công
🍰Buồn cười nhất là dù tôi có đeo kính cận nhưng vẫn được nhân viên y tế ghi vào hồ sơ khám bệnh là: "Mắt 10/10". Tôi nhìn tờ kết quả khám bệnh của mình mà chỉ biết ngửa mặt than trời. Không biết các bạn công nhân nữ khi khám Phụ khoa thì như thế nào khi cũng chỉ có độc một cái bàn để nhân viên y tế ngồi phê vào giấy khám sức khỏe?
♐Dĩ nhiên là người lao động phổ thông như công nhân chúng tôi ít biết rằng mình bị thiệt thòi về quyền lợi đã được Luật quy định. Nhưng điều đáng trách hơn là chính người sử dụng lao động lại "nhắm mắt" bỏ qua để nhân viên y tế làm việc qua loa như vậy.
🧜Có lẽ họ sợ mất năng suất do tốn thời gian khám sức khỏe cho người lao động. Hay họ sợ rủi ro khi chẳng may khám đúng chất lượng, đúng quy trình, người lao động bị phát hiện có bệnh, thì ai sẽ là người thay thế họ làm việc, hay công ty có phải chịu trách nhiệm hỗ trợ người lao động chữa bệnh không?
🌺Tôi cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường giám sát hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, đảm bảo các bên làm việc được tốt hơn, trung thực hơn và chất lượng hơn để Luật pháp được thực thi nghiêm minh, để những hoạt động theo kiểu hình thức như vậy sớm được dẹp bỏ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.