Trả lời:
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một hoặc nhiều đĩa đệm (phần nằm giữa hai đốt sống, bao gồm lớp bao xơ bên ngoài và 💦lớp nhân nhầy bên trong) bị hư hỏng, trượt ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến chèn ép tủy sống hoặc các dây thần kinh trong ống sống. Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống (tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt), làm việc hoặc vận động sai tư thế, thừa cân, béo phì, di truyền...
Người bệnh thoát vị đĩa đệm như mẹ bạn thường bị đau lưng và lan xuống mông, chân. Lâu ngày người bệnh có thể bị tê bì, nóng, ngứa, bỏng rát tại một số vùng trên cơ thể, yếu cơ, khó cử động cổ, tay, chân. Nguy cơ biến chứng như đại, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn chức năng tình dục, t🦂eo cơ chân, mất hoàn toàn khả năng đi đứng, vận động có thể xảy ra.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể được điều trị bảo tồn bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc), nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, massage, đeo đai cột sống. Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp ít xâm lấn như tiêm tê, sóng cao tần. Trường hợp thoát vị chèn ép tủy sống hay dây thần kinh, người bệnh có thể được chỉ định 🉐mổ loại bỏ khối thoát vị để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm lâu năm, đã điều trị nội khoa nhưng không cải thiện như mẹ bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thần kinh cột sống hoặc cơ xương khớp để bác sĩ khám chuyên sâu và tư vấn biện pháp đꦓiều trị hiệu quả.
Dựa trên kết quả khá♈m lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bạn chụp MRI cột sống và đo điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương của đĩa đệm, các dây thần kinh, đốt sống liên quan. Bác sĩ có chỉ định mổ hay không hoặc mổ bằng phương pháp n🗹ào phù hợp, tùy tình trạng bệnh của mẹ bạn.
Hiện, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Các phương pháp mổ hở truyền thống thường phải rạch da nhiều (khoảng 10 cm trở lên), vết mổ lớn, mức độ xâm lấn cao, dễ tổn thương khối cơ và mô mềm xung quanh. Hậu phẫu, người bệnh đau nhiều, thời gian hồi phục chậm, hiệu quả điều trịꦍ, xử lý các khối đĩa đệm thoát vị giới hạn.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ứng dụng thành công kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng UBE (Unilateral biportal endoscopy) với vết rạch da khoảng 0,4-1,5 cm, ngắn hơn rất nhiều so với mổ hở truyền thống. Phương pháp này góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và bện𒉰h lý thần kinh - cột sống như thoái hóa cột sống, gai cột sống chèn ép d🍎ây thần kinh...
Khi , bác sĩ đưa thiết bị chuyên dụng tiếp cận cột sống thông qua hai điểm rạch da siêu nhỏ, màn hình nội soi hiển thị phóng đại vị trí tổn thương lên gấp nhiều lần. Hình ảnh sắc nét hỗ trợ bác sĩ tiếp cận và lo꧋ại bỏ chính xác khối thoát vị hoặc tổn thương, giải phóng tủy sống, dây thần kinh đang bị chèn ép.
Ưu điểm của kỹ thuật này là mức độ xâm lấn tối thiểu, không cắt cơ, giảm tối đa tổn thương cơ v꧃à mô mềm xung quanh, ít ảnh hưởng tới cấu trúc xung quanh, bảo toàn được sự vững chắc của cột sống, hệ thống thần kinh. Người bệnh hết đau, hồi phục nhanh, đi lại bình thường, thời gian nằm viện ngắn, giảm chi phí điều trị🐎.
BS.CKI Lê Xuân Sang
Chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để được bác sĩ giải đáp |