Lần đầu tiên tôi học được cách đi tàu điện sao cho văn minh là ở Đài Loan năm 2015. Thổ địa của chúng tôi khi đó là m❀ột du học sinh người Việt, đã chỉ dẫn cả nhóm cách đi đứng, ứng xử sau cho phù hợp và không gây cản trở cho nhওững hành khách khác, đặc biệt là người dân địa phương.
Văn hóa của người Đài Loan khá tương đồng và có xu hướng gần gũi với văn hóa Nhật Bản. Họ hiếm khi ồn ào ở nơi công cộng, ưa sạch sẽ và luôn tránh làm phiền người khác. Sau khi mua thẻ đi tàu và nạp tiền vào thẻ, chúng tôi học được bài đầu tiên về sử dụng thang máy cuộn, ൩đó là luôn đứng về bên phải và chừa trống phía bên trái cho những người vội hơn, đó có thể là một người ♔cần phải đến công sở đúng giờ, một học sinh không muốn muộn học hoặc một người ưa thể thao muốn di chuyển trên những bậc thang.
Bài học thứ hai là không cắt ngang hướng đi của người khác ở khu vực quét thẻ trước khi vào đường tàu để tranh thủ vào nhanh hơn người đó. Hai chữ "tranh th♊ủ" trong bối cảnh này sẽ được xem là một cư xử khá thô lỗ, tất nhiên sẽ không có ai nói gì bạn ngoại trừ một hoặc vài ánh mắt của người bản xứ.
Bài học thứ ba là trong khi chờ tàu đến hãy quan sát các biển báo, hình ảnh ☂chỉ dẫn xung quanh và đặc biệt là vạch kẻ dưới chân. Những vạch kẻ xiên khoảng 30–45 độ so với trục đường tàu được bố trí sao cho khi tàu dừng và cửa mở thì người xuống tàu có thể nhanh chóng ra khỏi tàu từ giữa cửa trong khi người lên tàu có thể từ từ tiến vào từ hai bên.
Quy tắc lên – xuống tàu như trên cũng tương tự như vậy khi chúng tôi sử dụng thang máy hộp, người ra sẽ rời khỏi từ giữa cửa và người vào đứng đợi ở hai bên cánh, như vậy ai cũng có thể nhanh chóng ra vào. Ở Việt Nam của chúng ta thì sao? Chắc mọi người ai cũng từng trải qua cảnh người muốn vào thang máy đứng chặn hết lối ra khỏi thang và người ra, người vào dềnh dàng một lúc thì thang mới di chuyển được. Đó là tâm lý "tranh thủ", sợ mất chỗ, mất phần mà tôi đã đề cập ở trên.
Chắc không ít lần chúng ta bực mình vì ai đó đậu xe ngay giữa ngã ba đường, bất chấp việc họ đang chắn tầm nhìn và hướng di chuyển của người khác. Hay gần đây với việc khai báo y tế ở các trung tâm thương mại, sau khi quét🔴 mã QR xong thì nhiều người hồn nhiên đứng ngay tại chỗ thao tác trên điện thoại, không để ý đến những người khác cũng vừa cần quét mã vừa phải giữ khoảng cách an toàn. Thao tác khai báo thì có người nhanh người chậm, những người chậm hơn lại cứ đứng chắn hết lối vào của những người đã khai báo xong. Những hành động như vừa đề cập thật ra không có gì to tát nhưng hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng, tất cả bắt đầu bằng việc học hỏi và thực hành thói quen quan sát.
>> Tàu điện hiện đại, ý thức 'cổ đại'
Trở lại với việc văn hóa đi tàu điện, có người bình luận trên một bài viết của Vnexpress với đại ý 🌞rằng "Singapore mất 20 năm để xây dựng hệ thống tàu điện và hình thành văn hóa đi tàu điện, ở Việt Nam chắc phải mất 200 năm". Tôi cho rằng đây là một nhận xét bi quan và có phần tiêu cực. Bản thân tôi sau mấy ngày đi tàu ở Đài Loan trong tâm trạng hơi hồi hộp sợ làm gì sai thì mất hình tượng người Việt Nam, từ từ cũng thấy thoải mái hơn.
Tôi quan sát thêm là để tạo nên văn hóa đi tàu điện, bên cạnh ý thức của người dân thì công tác truyền thông và hệ thống chỉ dẫn từ cứng (bảng hiệu, hình v🔴ẽ) đến mềm (màn hình, video) được bố trí ở khắp mọi nơi khiến việc tiếp nhận thông tin trở nên dễ dàng cho mọi đối tượng và ở tần suất cao. Ví dụ như trong một khoang tàu, ta sẽ nhìn thấy hình vẽ biểu thị sự nhắc nhở phải giữ im lặng, cùng lúc các màn hình trong khoang sẽ vừa chiếu quảng cáo vừa chiếu video các quy tắc ứng xử khi sử dụng tàu điện như không xả rác, không làm ồn, làm thế nào để không choán chỗ và không cản trở người khác khi mang vác ba lô...
Năm 2019, tôi có dịp đi Nhật cùng con gái, lúc đó con được sáu tuổi. Trong suốt chuyến đi, tôi vừa giải thích vừa hướng dẫn con khi đi tàu điện và tàu lửa. Ở Nhật, họ thậm chí quy định không được nói chuyện điện thoại trên tàu điện nên những chuyến tàu đông nghẹt người ở Tokyo vẫn im ắng. Vì vậy, khi hai mẹ con ngồi cùng nhau trên tàu, tôi cũng phải dặn dò con gái không được nói to và hạn chế trò chuyện với nhau. Hơn một tuần sau thì con gái tôi mới khá quen với việc đứng hẳn sang bên trái khi đi thang máy cuộn (do ở Nhật giao thông phía tay trái) và đứng đợi tàu cho đúng vạch, đúng hướng mũi tên. Như vậy, để một bạn nhỏ sáu tuổi bắt đầu thay đổi hành vi với sự hướng dẫn có chủ đích một kèm một cũng phải mất một thời gian nhất định. Văn hóa đi tàu điện chắc chắn không thể hình thành ngày một ngày hai.
Tàu điện Cát Linh – Hà Đông mới chạy được vài ngày, bình luận của người đi tàu đã cho thấy có người để trẻ con đứng lên ghế, có người lo tàu sẽ mau xuống cấp nếu người đi cứ thiếu ý thức gác chân không đúng chỗ, có người lo nạn xả rác bừa bãi... Tất cả những lo lắng này là có ♛cơ sở và cho thấy một bộ phận người dân rất quan tâm đến việc thực hiện lối sống văn minh khi sử dụng một phương tiện công cộng mới như tàu điện. Họ sẽ chính là những hạt nhân quan trọng trong việc thiết lập nên nền móng của văn hóa đi tàu điện trong những ngày tháng sắp tới.
>> Người Việt ngồi xe máy kêu than tắc đường
Nếu vài năm trước đây, chúng ta than phiền nhiều về văn hóa xếp hàng thì hiện tại số lượng người chen hàng ở siêu thị cũng không còn phổ biến. Do đó, tôi vô cùng lạc🅰 quan về việc chúng ta sẽ nhanh chóng xây dựng được văn hóa đi tàu điện. Sự lạc quan này dựa trên những quan sát về ảnh hưởng của mạng xã hội những năm gần đây. Bất cứ hành vi chưa tốt nào sẽ nhanh chóng lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và do đó, mọi người sẽ hành xử thận trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, đây ღchỉ mới là một yếu tố bề ngoài của việc hình thành văn hóa đi tàu điện.
Yếu tố cốt lõi khiến cho tôi lạc quan như vậy là chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin và truyền thông số. Nếu so với Singapore của 20 năm trước thì họ ở thời điểm đó không có những công cụ mà chúng ta đang có. Thông qua truyền thông, chúng ta có thể lan truyền với tốc độ cực nhanh những video hướng dẫn cách đi tàu điện siêu tiện lợi, siêu thân thiện và văn minh. Chúng ta có thể tạo ra và chia sẻ những mã QR, hashtag, k🔴hung ảnh đại diện liên quan đến tàu điện để mọi người check in trên mạng xã hội kèm theo những thông điệp tích cực như: "Tôi nhường chỗ khi 𒊎đi tàu điện, bạn thì sao?"; "Thong thả đứng bên phải, chạy nhảy đi bên trái".
Nói đến truyền thông, nói đến giao tiếp trên nền tảng kỹ thuật số là nói đến giao tiếp hai chiều và sự tương tác. Bên cạnh cung cấp thông tin để người dân sử dụng tàu điện hiệu quả, chúng ta có thể tạo ra các chương trình tích điểm như "Đại sứ yêu tàu điện" để bất kỳ một người dân nào cũng có thể phản ánh những hành vi chưa chuẩn mực mà họ quan sát thấy hoặc góp ý để hệ thống tàu điện có thể vận hành tốt hơn. Chúng ta đang có rất nhiều họa sĩ trẻ tài năng, hãy nhờ đến họ để dùng🦹 những hình vẽ, những sản phẩm đồ họa bắt mắt nhất để truyền đạt thông tin, thậm chí thông qua đó kết hợp với các nhãn hàng để tạo ra giá trị kinh꧃ tế.
Tóm lại, chúng ta đang có rất nhiều cơ hội, rất nhiều công cụ và nguồn lực để xây dựng văn hóa đi tàu điện mà hệ quả của nó có thể tuyệt hơn nếu chúng ta thành công. Ví dụ như ở cách chúng ta hơn 10 giờ bay, ở Đức, họ thậm chí không ꦬbố trí cả cửa để quẹt thẻ lên tàu điện, tất cả dựa vào ý thức và sự kiểm soát ngẫu nhiên của nhân viên soát vé. Đừng so với Singapore, hãy bắt đầu tốt hơn từ những bước đầu tiên.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.