"Tôi thuộc thế hệ 8X, đã có gia đình và là mẹ của hai con. Hằn🦄g ngày, tôi đến công ty lúc 8h và ra về lúc 17h30. Tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình trong giờ làm. Ngoài giờ ở công ty, tôi sẽ chỉ giải quyết những việc cực kỳ gấp, buộc phải giải quyết ngay.
Còn lại những t🍷in nhắn của sếp, đối tác... ngoài giờ hành chính mà tôi đánh giá là có thể đợi đến ngày làm việc tiếp theo được thì chắc chắn tôi sẽ trả lời cầm chừng hoặc để yên ở đó chờ ngày mai mới xử lý tiếp. Buổi tối, tôi chỉ tập trung và chăm sóc, kèm cặp hai con của mình và cho bản thân chút thời gian thư giãn. Nếu công việc nào quá lạm dụng thời gian ngoài giờ h💯ành chính thì tôi sẽ cân nhắc tìm một công việc khác thay thế ngay".
Đó là chia sẻ của độc giả Ngocminhminh về nguyên tắc làm việc của bản thân sau bài viết "Kiệt sức vì luôn phải sẵn sàng nhận việc". Bị yêu cầu giải quyết công việc bất kể giờ giấc, bị công ty chiếm dụng thời gian buổi tố🤪i và hai ngày cuối tuần để làm việc là tình trạng chung được nhiều bạn trẻ chia sẻ trên các hội nhóm mạng xã hội.
Việc lao động kiệt sức do làm hơn 8 tiếng mỗi ngày là một thực tế khá phổ biến, đặc biệt kể từ sau đại dịch Covid-19. Nguyên nhân là do một số công ty, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, dồn công v🤪iệc cho nhân viên ở lại hoặc muốn thúc ép để tăng hiệu suất.
Kiên quyết nói không với việc bị ép buộc làm việc ngoài giờ, bạn đọc Quangdp nhấn mạnh: "Nguyên tắc của tôi là chỉ làm trong giờ làm việc đã quy định trong hợp đồng. Ngoài ra, tôi hạn chếꦜ tối đa làm ngoài giờ, trừ khi có việc phải chạy cho kịp tiến độ do công việc của chính mình. Còn lại, cứ hết giờ hay ngày nghỉ phép là tôi không trả lời email, điện t🦩hoại liên quan đến công việc. Ban đầu, có thể lãnh đạo hay đồng nghiệp sẽ phật ý, nhưng dần thành thói quen thì họ không còn làm phiền tôi nữa".
"Nhiều công ty ở Việt Nam rất hay lợi dụng sức lao động của nhân viên, nhờ làm này kia nhưng tốn rất nhiều thời gian mà lại không được trả tiền thêm. Bởi vậy các công ty thường thích người trẻ hơn người trên 30 tuổi. Sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, kêu làm việc ngoài giờ dễ hơn, còn những người có kinh nghiệm sẽ không nhận việc khi giờ giấc không rõ ràng", độc giả Tran huynh nói thêm.
>> Cự tuyệt tin nhắn, cuộc gọi của sếp sau giờ làm
Đánh giá cao tầm quan trọng của việc đảm bảo làm việc đúng thời gian quy định, bạn đọc Maruko Tâm chia sẻ: "Tôi nhớ tuổi thơ của thế hệ chúng tôi, cha mẹ đi làm cứ đến 17h là về lo cơm nước. Trẻ con chúng t💙ôi cũng chỉ cần học nửa ngày. Cuộc sống hiện đại bây giờ cuốn chúng ta theo quá nhiều ham muốn. Và dù đã xác định công việc nhiều áp lực, tôi bắt đầu cảm thấy sự đánh đổi này rồi sẽ phải trả giá rất nhiều. Bằng sức khỏe, thời gian dành cho bản thân, gia đình, và cơ hội để ngắm nhìn cuộc sống".
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, độc giả Nguyễn Thu Hương lại có cái nhìn thoáng hơn về chuyện làm việc ngoài giờ: "Theo tôi, tùy vị trí, công việc mà chuyện làm việc ngoài giờ nên được thông cảm. Lúc mới ra trường tôi làm ngân hàng, mảng cho vay doanh nghiệp. Thứ bảy, chủ nhật tôi còn ít bị khách gọi (do doanh nghiệp cũng nghỉ cuối tu𒊎ần) chứ ngày trong tuần thì từ sáng đến tối bị réo suốt.
Có hôm 20-21h mà tiền chưa về tài khoản (ti🎃ền hàng, chuyển napas chứ không phải giải ngân) họ cũng gọi điện kêu tôi phải giải quyết ngay. Hồi đó, nghỉ ốm với tôi còn xa xỉ chứ đừng nói nghỉ phép, vì nói thật là tôi nghỉ thì khách và đồng nghiệp cũng gọi li⭕ên tục. Nhưng từ ngày chuyển qua không làm kinh doanh nữa, tôi xin nghỉ phép cả tuần cũng chẳng ai gọi".
Đồng quan điểm, bạn đọc Minhkinhnguyen cho rằng: "Lời khuyên 'đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh' có vẻ hơi lý tưởng, bở꧂i muốn làm việc th🧜ông minh bạn phải từng làm việc hết sức chăm chỉ để tích lũy một vốn sống nhất định. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một bài toán không có đáp án cố định, mỗi người nên tự tìm lời giải cho riêng mình.
Ý kiến cá 𒉰nhân tôi là các bạn trẻ nên thực sự cố gắng, chăm chỉ, tích lũy và vốn sống, để từng bước có thể làm việc một cách thông minh và cân bằng cuộc sống. Khi bạn có thu nhập thụ động (đầu tư, gửi tiết kiệm..) bạn có thể làm ra tiền ngay khi b✱ạn đang ngủ".
- Nhiều người thiếu bản lĩnh từ chối khi bị sếp giao việc cuối tuần
- Nhân viên không muốn làm việc ngoài giờ không công
- Cam chịu khi bị sếp giao việc cuối tuần
- Sếp trả lương 3 triệu đồng nhưng bắt tôi làm như người giúp việc
- '10 năm đi làm không dám nghỉ phép một ngày nào'
- Ngày nghỉ là điều xa xỉ với nhiều lao động Việt