Trải nghiệm 'đi race'
Khi được hỏi về giải chạy Kun Marathon - giải chạy cho trẻ em dưới 10 tuổi diễn ra ngày 27/8, trước thềm VM Nha Trang, tiến sĩ Trần Nguyên Lập nói: "Tôi rất hoan nghênh giải chạy này, vì tính lan toả trong việc tập luyện môn chạy b൩ộ nói riêng và ý thức vận động nói ch🌳ung cho lứa từ 6 đến 10 tuổi".
Theo chuyên gia giáo dục này, một em học sinh tiểu học được cha mẹ, thầy cô nhắc nhở tập thể dục thì có thể có lúc nghe, lúc không. Nhưng nếu được xem vài nghìn người bạn cùng trang lứa sải bước trên đường chạy, em học sinh đó chắc chắn sẽ được thôi thúc một cách tự nhiên để chạy cùng cꦯác bạn.
Khi dự VM Hạ Long ngày 24/7 vừa qua, nghệ sỹ đàn cello Bùi Hà Miên rất vui vì đã hoàn thành cự ly 21km. Nhưng điều làm chị tự hào hơn cả hôm ấy là việc con trai có thể hoàn thành cự ly 10km trong lần đầu tiên dự giải. "Kể từ lần đi race này, cháu mê chạy hơn hẳn, và có lẽ không cần mẹ phải nhắc hay động viên nhiều như trước nữa", nghệ sĩ này nói với VnExpress.
Theo tiến sĩ Trần Nguyên Lập, không khí của các giải chạy lớn có thể được ví như một thỏi nam châm có sức hút đặc biệt, kéo rất nhiều người tham gia, hoặc định hình ý thức t🅷ập luyện. "Nếu có điều kiện, chẳng hạn khi địa phương nơi mình sinh sống có tổ chức một giải chạy, phụ huynh nên tìm cách để con trẻ có thể tiếp cận bằng nhiều cách thức khác nhau", chuyên gia này nói thêm.
Tuổi nhỏ làm vừa sức
Trong các giải Kun Marathon, MC hay nhắc đến thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) "Trẻ em nên dàꦡnh ít nhất 60 phút để vận động mỗi ngày". Nhưng để đạt được thời lượng lý tưởng này, phụ huynh và trẻ cần một kế hoạch bài bản trong tập luyện. Ông Trịnh Đức Thanh, Trưởng bộ môn Điền kinh TP HCM làm rõ: "Yếu tố thời gian chỉ tương đối, 60 phút chạy bộ liên tục khác với 60 phút đi bộ, vì cường độ vận động khác nhau. Trẻ em tập luyện mấu chốt là phải cảm thấy vui và được yêu thương. Ở góc độ nhà chuyên môn, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ mọi kiến thức để chính cha mẹ có thể trở thành HLV của con mình".
Trong khi đó, Lê Mộng Tuyền, VĐV vừa đạt HC Bạc 4x100m nữ tại SEA Games 31 vừa qua, nhấn mạnh khác biệt ở cách tiếp cận với từng nhóm trẻ. Theo cô giáo dạy cho rất nhiều runner nhí này, việc tiếp cận chạy bộ có phần đơn giản với nhữ🥀ng bé không bị thừa cân, thông qua việc trải nghiệm các trò chơi vận động và chạy các cự ly ngắn, dưới 1 km và thời lượng vận động từ 30-60 phút. Tuy nhiên, với các bé bị thừa cân, Mộng Tuyền cho rằng HLV và phụ huynh phải có sự tỉ mỉ, kiên trì hơn. HLV Trần Thoại My, Trưởng bộ môn Điền kinh Quận 1, TP HCM làm rõ hơn khác biệt này. Cô nói: "Chắc chắn không thể bắt trẻ em thừa cân chạy ngay từ đầu, vì dù quãng đường không dài, trẻ cũng sẽ chạy rất khó nhọc và có thể chán ngay lập tức".
Tiến sỹ Lập cũng lo ngại trẻ chán tập chạy từ một nguyên nhân khác. Ông giải thích: "Để trẻ chạy cùng các bạn là hợp lý, nhưng phụ huynh cần tránh việc so sánh hoặc lấy bạn khác ra làm mục 🔯tiêu cho con. Điều này dễ dẫn đến rủi ro trẻ bị tự ti mặc cảm, mỗi trẻ em cần được tôn trọng và nuôi dưỡng theo cách riêng của mình".
Theo kinh nghiệಞm của HLV Thoại My, với lứa tuổi tiểu họ🌃c, những ngày đầu tập luyện, về phần chạy, trẻ chỉ cần hoàn thành khoảng một vòng sân vận động (400m) là ổn, nhưng đồng thời phải tập thêm các bài bổ trợ và tập tại chỗ. Các bài tập này có thể tham khảo từ giáo viên thể chất tại trường học, các chuyên gia chia sẻ trên các kênh thông tin khác nhau. "Mấu chốt khi trẻ tập luyện, là trẻ đổ mồ hôi, nhưng vẫn cảm thấy vui", cô đúc kết.
Duy trì kỷ luật
HLV Mộng Tuyền thấy ấn tượng với hình ảnh những bậc cha mẹ tươi cười, chúc mừng khi cùng con hoàn thành một phần thi chạy. "Nếu có thể cùng💫 con luyện tập, và hoàn thành đường chạy, nghĩa là cha mẹ đã dạy cho con bài học về ý thức, kỷ luật và cả tình 𓃲yêu thương thông qua việc vận động", tuyển thủ điền kinh quốc gia nói.
Sau giai đoạn đầu tạo cho trẻ sự yêu thích với môn chạy bộ thì việc xây dựng kỷ luật là rất quan trọng để duy trì sự liên tục, điều rất quan trọng trong tập luyện. Ông Trịnh Đức Thanh đánh giá đường chạy từ khoảng 800m đến 1km của Kun Marathon là vừa sức cho lứa 6-10 tuổi vì các bé có thể 🍎chạy một đoạn, nếu mệt có thể đi bộ, nhưng cũng vừa đủ để về đích, không tạo ra tâm lý căng thẳng, chán ngán cho trẻ.
Với cự ly 800m đến 1km, nếu chạy chậm ở pace 10 phút/km, hoặc đi bộ ở pace 12 phút/km, thì trẻ sẽ cần khoảng 10 phút để hoàn thành. Và nếu xem đây là mốc khởi đầu ⛎để tập luyện cho trẻ, theo thời gian, thời lượng chạy sẽ tăng dần, thời gian đi bộ giảm xuống, qua đó rút ngắn dần tổng thời gian.
Nhưng theo HLV Mộng Tuyền, một số trẻ vẫn có tâm lý "ngại chạy, sợ chạy" dù cự ly đượꦗc tính toán vừa sức. Tâm lý này bắt nguồn từ sự e ngại không gian rộng, quãng đường nhìn "có vẻ dài". Vì thế, nếu bắt ép có thể phản tác dụng, gây tâm lý lo lắng, căng cứng cho trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ ch﷽ạy chưa mệt, nhưng đến giữa đường đã tự có suy nghĩ là mệt rồi và buông xuôi, bỏ cuộc giữa chừng.
Để giải quyết bài toán, HLV Mộng Tuyền đưa ra giải pháp "đi bộ nhanh", theo đó, không cần phải yêu cầu trẻ "chạy" trong quãng đường đó, mà chỉ yêu cầu đi bộ, nhưng ráng bước nhanh hơn, và cố hoàn thành đúng thời gian để được thưởn🦄g hay động viên. Với cách làm này, trẻ có thể tự tin đi bộ với guồng chân nhanh hơn, và lúc này, trên thực tế, trẻ đã chuyển qua chạy một cách tự nhiên. "Với đường chạy 1km, nếu yêu cầu trẻ 'đi bộ nhanh' trong khoảng 10-11 phút, chắc chắn trẻ sẽ không thể đi bộ hoàn toàn vì không kịp giờ, mà sẽ có lúc phải chạy. Nhưng nếu HLV nói 'con chỉ cần đi bộ nhanh', trẻ sẽ không có cảm giác mệt mỏi, hoặc sợ chạy nữ෴a", cô giải thích.
HLV Thoại My cũng cho rằng, khi trẻ có thể hoàn thành 1km đầu tiên thì việc nâng dần quãng đường lên sẽ đơn giản hơn và lứa tuổi tiểu học có thể chạy đến 5 km, nhưng phải nâng rất chậm và thận trọng. Thực tế tại các giải chạy hiện nay, tại cự ly 5 km đã có khá nhiều trẻ em chạy cùng với cha mẹ. Bé Nguyễn Thy Ca, một runner nhí quen thuộc của hệ thống Kun Marathon và VnExpress Marathon, thậm chí vừa hoàn thà💜nh cự ly 10km tại VM Hạ Long, dù mới🧔 6 tuổi.
Theo Tiến sỹ Lập, việc trẻ em có thể chinh phục quãng đường chạy bộ ban đầu 1km là một dấu mốc quan trọng và gia đình cũng như giáo viên cũng nên nhấn mạnh để các cháu hiểu được và tự hào rằng đây là thành quả của ý chí và công sức tập luyện. Sự động viên này k🤡hông phải là đề cao để tạo ra tâm lý kiêu ngạo, mà để cho ♑trẻ em tự tin rằng, mình đã làm được một việc khó với tầm tuổi của mình, từ đó có thể lan tỏa sự tự tin sang việc học các môn khác, là tiền đề cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
"Cần tránh qua🔥n điểm vận động là phụ h♛oặc bổ trợ cho việc học, phải xác định rằng, vận động tốt là cơ sở quan trọng giúp cho trí óc phát triển tốt", Tiến sỹ Lập nhấn mạnh.
Thái Ca