Tục mừng tuổi đầu năm có từ xa xưa, mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, may mắn đến với người già, trẻ nhỏ. Ngày nay, mừng tuổi trở thành phong tục không thể thiếu mỗi dịp Tết. Thế nhưng, theo năm tháng, những nét văn hóa truyền thống này dần bị biến tướng, thương mại hóa. Không khó để bắt gặp cảnh những đứa trẻ xé bao lì xì ngay trước mặt người mừng tuổi cho chúng rồi so bì, chê ít.
Cũng từng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười như vậy, độc giả CR chia sẻ: "Cách đây 5 năm, hai vợ chồng tôi lì xì đứa cháu ở quê. Chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản là lì xì lấy may nên chỉ nhét 20.000 đồng vào phong bao đỏ. Thế nhưng vừa đưa lì xì xong, cháu tôi đã bóc ngay tꦬrước mặt, rồi quay ra nóꦅi với mẹ: "Cậu mợ mừng tuổi có 20 nghìn bọ". Mẹ nó nghe vậy cũng chỉ làm ngơ.
Thấy thế, tôi gọi cháu lại và nói: "Vì thái độ này của cháu, cậu sẽ thu hồi lại số tiền này. Cháu 14 tuổi rồi mà cư xử như thế là không được". Sau đó, tôi đề nghị thẳng thắn với anh chị của mình rằng nênꦬ dạy cháu cách cư xử trước khi chúng trưởng thành. Ngh🔯e vậy, bố mẹ đứa bé cũng tỏ thái độ không thoải mái.
Tất nhiên, tôi chấp nhận ánh mắt không mấy thiện cảm đó của anh chị và các cháu để cháu tôi được trưởng thành. Bởi thế hệ chúng tôi, ông bà, cha mẹ lì xì dù chỉ 2.000 đồng thì đứa nào cũng phải khoanh tay xin, vâng dạ, cảm ơn rối rít mới được, không có chuyện đòi hỏi hay tỏ thái độ không hài lòng về số tiền mừng tuổi".
Cùng chung tâm trạng khó xử khi bị trẻ chê lì xì ít, bạn đọc Duonghr kể lại: "Hồi tôi mới về nhà người yêu chơi, có lì xì cho mấy em họ của người yêu mỗi đứa 50.000 đồng. Ấy vậy mà ngay trước mặt tôi và mọi người, mấy đứa mở lì xì rồi chê 'có vậy thôi ạ?'. Lúc ấy, tôi thấy rất khó chịu, vì các em chưa làm ra tiền và cũng chưa phải tiêu gì đến nhiều tiền như thế. Trong khi đây lại là tiền mồ hôi nước mắt tôi kiếm ra, nguyên hôm đó tôi mất gần một triệu đồng tiền mừng tuổi. Từ một tục lệ lấy may đầu năm, tôi thấy giờ mừng tuổi đã trở nên quá thực dụng. Gia đình nào cũng mất vài triệu tiền lì xì Tết, qu♎á lãng phí. Rồi chưa kể không phải nhà nào cũng biết dạy con cách ứng xử đúng mực khi nhận tiền lì x🌳ì của người lớn".
>> 'Tiền lì xì nhiều hay ít không làm Tết mất vui'
Độc giả Văn Minh lo ngại trước những biến tướng của phong tục lì xì: "Bây giờ về quê, đi chơi, tôi thấy trẻ con nhiều nhà Tết đến chỉ quây quần chơi với người lì xì nhiều tiền, chơi với con của người lì xì nhiều. Không khó bắt gặp cảnh gia đình của ಞtrẻ có cha mẹ nghèo bơ vơ chơi bên ngoài hoặc kiểu đứng từ xa mà không dám lại gần, nhìn rất tội. Tôi cho rằng, đó là do cách giáo dục của cha mẹ.
Chưa đến Tết mà nhiều cha mẹ đã mua heo đất, lên kế hoạch cho con mua gì từ tiền lì xì, vô tình khiến trẻ cứ ngóng chờ đến khoản tiền đó. Chính bản thân nhiều ông bố bà mẹ cũng cân đo tiền lì xì có bằng nhau không, có khi còn nói trước mặt trẻ, vậy thì làm sao chúng không hành xử như vậy? Gi𓄧a đình tôi thì khác, luôn cấm các con xin tiền lì xì, cấm bóc bao lì xì ngay trước mặt người tặng, ai mừng tuổi thì phải lễ phép xin và cất ngay, nếu tự ý mở ra sẽ bị ăn roi. Cho nên dù có nhận được 1.000 đồng hay 100.000 đồng thì cũng phải chờ tới khi khách về mới được mở.
Bản thân mình cũng đã chứng kiến cảnh vì nhà nghèo nên Tết không biếu được ông bà nhiều. Đến khi thu hoạch hoa, trái vườn nhà thì loạ🉐i quả nào xấu nhất là ông bà dành cho nhà tôi, quả đẹp để dành riêng cho ai biếu nhiều hơn. Mẹ tôi biết ý nên đều từ chối lấy. Chính vì vậy, tôi luôn cấm các con không được so bì, có nhiều biếu nhiều, có ít biếu ít, ai cho bao nhiêu cũng đón nhận và cảm ơn, 🦄tuyệt đối không được so sánh".
"Tôi chỉ thấy chán nhất là cảnh phát lì xì xong, mấy đứa nhỏ cứ xé toạc phong bao ngay tại đó, móc tiền ra đếm xong vứt thẳng cái bao trước mặt khách. Càng ngày tục mừng tuổi đầu năm càng biến tướng, mà đa phần là do cha mẹ không dạy dỗ trẻ đến n𓆏ơi đến chốn. Như tôi ngày xưa, lúc còn rất nhỏ, cha mẹ đã dạy vꦕề lễ nghi ngày Tết, nói chuyện phải dạ thưa, ăn uống phải từ tốn...
Nhưng thời nay, hình như các ba mẹ trẻ không dạy con những điều đó nữa. Đôi lúc tôi thấy các bé cứ nói chuyện trống không, không dạ thưa, thậm chí quậy phá tung trời, mà ba mẹ các em đó vẫn cười xòa cho qua, còn khen con hiếu động là thông minh. Liệu tới 20, 30 năm nữa, Việt Nam có còn lưu giữ được các giá trị truyền thống nữa hay không?", bạn đọc Huuvinhtran trăn trở.
Cho rằng câu chuyện này bắt nguồn từ cách dạy dỗ có phần xuề xòa của các bậc cha mẹ hiện đại, độc giả Dinh Vang thẳng thắn nhận định: "Nhiều bậc phụ huynh không hiểu ý nghĩa của phong tục mừng tuổi ngày Tết, cho rằng cứ mừng tuổi cho trẻ càng nhiều tiền càng chứng tỏ mình yêu quý trẻ. Nh🍷iều đứa trẻ chưa đến tuổi làm ra tiền, chưa hiểu và quý trọng đồng tiền, không biết đó là mồ hôi công sức lao động mà có.
Tự dưng trẻ được mừng tuổi 200 nghìn đồng, 500 nghìn đồng, thậm chí triệu bạc nên chúng sẽ có suy nghĩ là tiền rất dễ kiếm và sẽ dùng tiền mừng tuổi để tiêu xài lãng phí. Đi✃ều đó làm hỏng nhân cách của trẻ. Thiết nghĩ, mừng tuổi cho trẻ thì tối đa cũng chỉ n💟ên 10, 20 hay tối đa 50 nghìn đồng. Chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương với trẻ bằng nhiều cách có ích hơn là làm hư hỏng trẻ theo cách như vậy".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.