Việc giữ nguyên hay siết điều kiện hưởng trở thành sửa đổi căn cơ của dự luật Bảo hiểm xã hội lần này trong bối cảnh hơn 5,62 triệu người rút một lần, từ năm 2016 đến hếℱt tháng 6/2023 (chiếm hơn 32% số người tham gia hệ thống).
Tại tờ trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi gửi Quốc hội mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra hai phương án rút BHXH một lần.
Phương án một, rút BHXH một lần được giải quyết với hai nhóm lao động khác nhau. Nhóm một là người đóng tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng nghỉ việc mà có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nhóm hai, với người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau꧋ ngày 1/7/2025 sẽ không được nhận BHXH một lần, trừ các trường hợp theo quy định.
Phương án hai, lao động đóng BHXH dưới 20 năm mà sau 12 tháng nghỉ việc không thuộc diện đóng bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện thì được rút một l⛦ần nếu có yêu cầu. Quyền lợi giải quyết tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ Hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu để hưởng chế độ sau khi đủ điều kiện.
Điều chỉnh dần từ cho rút một phần tới ngừng rút
Đánh giá các phương án đưa ra, nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh⛦ và Xã hội Phạm Minh Huân đặt câu hỏi ✤"Cơ sở nào lựa chọn tỷ lệ giải quyết 50% tổng thời gian đóng nếu vẫn cho rút một lần?".
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội, cơ♑ quan soạn thảo chưa lý giải được vì sao lựa chọn tỷ lệ này, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Việc giải quyết một phần thời gian đóng là khoảng nào trong cả quá trình, chưa kể nhiều trường hợp đóng gián đoạn... Nếu phát sinh tình huống lao động quay trở lại tham gia BHXH thì cộng nối thời gian được tính ra sao?
Ông Huân cho rằng nên tích hợp cả hai phương án. Với người tham gia trước thời điểm luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) thì được rút 8% đã đóng, còn lại tích lũy trong hệ thống để hưởng lương hưu. Người tham gia từ sau năm 2025 không được rút nữa. Chính sách điều chỉnh dần từ cho rút có mức độ tới đóng lại, tránh gây cú sốc khiến người lao đꦇộng phản ứng như trước đây.
Thống kê hơn 70% người rút một lần là lao động phía Nam, theo ông Huân, khu vực này chưa chịu "cú sốc" từng xảy ra như ở phía Bắc. Ông dẫn bài học chế độ cho người nghỉ hưu 🐲theo Quyết định 17🗹6/1989, hơn một triệu lao động "về một cục" giờ không có lương hưu và nhiều người trong số đó muốn đóng lại nhưng không thể. "Đồng ý lao động trang trải cho hôm nay nhưng bài toán an sinh sau này nhà nước sẽ phải cáng đáng", ông nói.
Nhấn mạnh con số hơn 9,6 triệu người già hết tuổi lao độngဣ hiện không có an sinh, ông Huân dự báo sẽ tăng lên hàng chục triệu người khi Việt Nam già hóa dân số. Mức trợ cấp thấp nhất đang đề xuất cho nhóm này chỉ bằng tiền trợ giúp xã hội, hiện hành 360.000 đồng, không đảm bảo chi phí sinh hoạt trong khi nhà nước phải cân đối khoản lớn ngân sách. Bổ sung một tầng trợ cấp hưu trí với mức 500.000 đồng cũng khó lòng "vá" tấm lưới an sinh vốn mỏng.
Chung quan điểm, bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM ủng hộ lộ trình từ cho rút một phần tới ngừng rút khi luật có hiệu l👍ực, dự kiến tháng 7/2025. Ngoài lao động lần đầu tham gia, những người từng rút một lần quay lại hệ thống sau thời điểm này cũng phải chấp nhận "luật chơi mới", không được rút nữa.
Nếu cấp có thẩm quyền vẫn cho rút thì giải quyết 8% phần họ đóng, còn lại bảo lưu trong hệ thống. Lao động tích lũy 20-30 năm tham gia BHXH mức hưởng cũng không thấp. Việc giảm thiểu෴ rút một lần theo hướng này tạo thêm lựa chọn cho người lao động vừa được rút, vừa giữ được lương hưu chứ không triệt tiêu hết quyền lợi.
"Đặt lộ trình chống sốc để người lao động được lựa chọn và duy trì quyền lợi đó trong hệ thống thì họ mới yên ꦉtâm ở lại, nếu không việc phản ứng chính sách là đ𝔉iều dễ hiểu", bà góp ý.
Từng chất vấn Bộ tr🐷ưởng L🧔ao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về việc lao động bất an, nói quyền lợi suy giảm khi chính sách thay đổi liên tục, bà Thúy dẫn chứng nhiều công nhân tính toán nếu đóng liên tục từ đầu đến cuối thì cơ hội lẫn mức hưởng không cao. Họ chọn đóng dưới 10 năm rồi rút một cục, sau đó quay 🦋vòng tham gia lại với mức lương cao hơn mà vẫn đủ điều kiện đóng 15 năm tham gia để hưởng lương hưu nếu luật thông qua.
Nữ chủ tịch liên đoàn kiến💯 nghị luật sửa đổi cần quy định mức lương hưu thấp nhất cũng phải bằng lương tối thiểu vùng nếu về sau loại hình lương này vẫn tồn tại. Lao động sống ở vùng nào thì áp dụng lương hưu tối thiểu theo vùng đó để họ đảm bảo được sinh hoạt phí và đỡ gánh nặng ngân sách.
Cơ hội điều chỉnh hệ thống an sinh vốn đang đi lệch
Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đinh Ngọc Quý cho rằng, các phương án đề xuất của Chính phủ đều có những ưu - nhược điểm riêng, ꦚcần thêm thời gia๊n hoàn thiện trước khi trình Quốc hội.
Ông đánh giá một nước đang phát triển với lực lượng lao động chiếm hơn 50% dân số 🌺"không thể đi ♐mãi con đường rút BHXH một lần" trong khi còn trong độ tuổi, để lúc về già không có lương hưu lại nhận trợ cấp vài trăm nghìn đồng.
Nhìn lại chặng đường 30 năm thực hiện chính sách BHXH, theo ông Quý, điều đáng buồn là chỉ 2,7 triệu người hưởng lương hưu hàng tháng từ Quỹ Bảo hiểm ဣxã hội, trong khi cả nước có trên 14,4 triệu người hết tuổi lao động. Luật Bảo hiểm xã hội sau nhiều lần sửa đổi vẫn duy trì chính sách cho rút một lần sau 12 tháng không tiếp tục đóng BHXH. The♚o ông Quý, đây là "sai lầm một li" nhưng lại khiến hệ thống an sinh "lệch đi một dặm", nhiều năm loay hoay giải quyết vẫn chưa xong.
"Ba thập kỷ, tính rꦿa bao nhiêu thế hệ lao động về hưu nhưng Quỹ hưu trí mới bao phủ chưa đầy 20% người già hết tuổi lao động. Hệ thống an sinh thành công hay tဣhất bại là điều dễ đoán định", ông nói, thêm rằng luật sửa đổi lần này là cơ hội để từng bước điều chỉnh hệ thống an sinh vốn đang đi lệch.
Cách tham gia của lao động cũng rất "đặc biệt" khi cứ vào một thời gian lại rời đi. Một lượng lớn người rút bảo hiểm 3-4 lần như "chơi họ", coi Quỹ Bảo hiểm xã hội như một loại hình ngân hàng, trong khi chính sách chưa dám siết chặt vì lo ngại phản ứng. Chưa có thống kê chính thức bao nhiêu người dù𒈔ng khoản rút chế độ BHXH một lần đầu tư hiệu quả, song khảo sát gần đây cho thấy phần lớn sớm tiêu hết.
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa ๊đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/7/2025.
Thống kê đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu nhưng chỉ có 2,7 triệu người hưởng lương hưu; 0,6 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội. Hơn 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ ngân sách nhà nước. Khoảng ಌ9,6 triệu người già sau tuổi lao động không nhận đư🎃ợc bất kỳ khoản nào và dự báo tăng lên 13 triệu vào năm 2030.
Khảo sát của Chương trình Quỹ dân số Liên Hợp Quốc cho kết quả nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn đến từ sự hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận tr𒁏ợ cấp xã hội.
Phương Hà