𒁃Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch rất tốt cho sức khỏe, là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng. Bột yến mạch là một trong nhiều loại thực phẩm được chế biến từ yến mạch, một loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ hòa tan. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị tiêu thụ ít nhất ba phần ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ mỗi ngày tốt. Yến mạch nguyên chất tốt vì không chứa đường, natri hoặc chất bảo quản.
💯Tiến sĩ Wasif M. Saif, Giám đốc trung tâm ung thư của Viện Ung thư Y tế Northwell (Mỹ) cho biết, các báo cáo khoa học chưa thể kết luận, nhưng có bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống có bột yến mạch có thể giúp phòng chống ung thư, nhất là ung thư ruột già. Có thể chất xơ trong bột yến mạch làm giảm nguy cơ ung thư.
Hơn nữa, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm và có liên quan đến tỷ lệ tử vong nói chung thấp hơn, theo một phân tích tổng hợp của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan từ 14 nghiên cứu, công bố năm 2016 trên tạp chí Circulationꦺ. Nghiên cứu trên gần 800.000 người cho thấy, những người tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất có nguy cơ tử vong thấp nhất trong suốt thời gian nghiên cứu.
Yến mạch cũng có đặc tính làm giảm cholesterol, giúp giảm chỉ số khối cơ thể và chứa chất chống oxy hóa như avenanthramides. Avenanthramides có đặc tính chống viêm và giảm huyết áp bằng cách tăng sản xuất oxit nitric. Trong khi tình trạng viêm cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Phytoestrogen một loại hợp chất từ thực vật cũng được tìm thấy trong thực phẩm này, giúp giảm nguy cơ loãng xương, bệnh tim, ung thư vú và nhiều lợi ích khác với sức khỏe.
🦩Theo Sharon Zarabi, Giám đốc chương trình giảm béo tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ), yến mạch nguyên hạt chứa một loại chất xơ là beta glucan. Trong đường tiêu hóa, nó giúp tăng bài tiết axit mật, hỗ trợ đưa các độc tố khỏi ruột, nhờ đó, làm giảm cholesterol và giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa.
Bột yến mạch không phải là thực phẩm duy nhất tốt cho người bị ung thư. Lúa mì, gạo lứt, lúa mạch, ngô, quinoa... trong nhóm ngũ cốc đều có đặc tính chống ung thư. Các loại thực phẩm chống ung thư tốt🍌 khác như trái cây gồm táo, chuối, quả mọng, rau họ cải, cà rốt, các loại đậu, cá béo và quả óc chó.
ꦗNhững người đang điều trị ung thư nên có chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn kiêng quá khắc nghiệt. Người bệnh có thể thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung thư hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu cần thêm calo và chất đạm (protein) để duy trì sức khỏe trong quá trình điều trị.
Tiến sĩ Saif cũng khuyến cáo bác sĩ, bệnh nhân chú ý đến tương tác giữa thực phẩm tiêu thụ và hóa trị liệu. Những người đang điều trị ung thư nên dùng nước trái cây và các thực phẩm đã được tiệt trùng, nấu chín kỹ để loại bỏ vi khuẩn, các tác nhân gây hại khác. Ông gợi ý người bệnh ung thư nên chọn bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, uống nước ép trái cây hoặc rau, ăn nhiều loại rau. Thịt nạc và cá thay tốt hơn các với thịt đỏ nhiều mỡ, thịt đã qua chế biến.
ꩵTheo Tiến sĩ Saif, người bệnh ung thư nên tránh một số thực phẩm khi hóa trị, chẳng hạn như thực phẩm có chứa axit folic. Một số bệnh nhân cảm thấy chán ăn, không nạp đủ năng lượng trong một số ngày và có thể cần hỗ trợ và khuyến khích dinh dưỡng. Ông khuyên người bệnh ung thư nên ăn nhiều protein và các loại calo lành mạnh khác để tăng sức đề kháng và giúp sửa chữa những tổn thương do điều trị.
Kim Uyên
(Theo Livestrong, AARP)