Huyện Hoàng Su Phì là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng về danh thắng ruộng bậc thang, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi mùa lúa chín. Ngoài ra, đây cũng là một điểm du lịch cộng đồng được đầu tư và phát triển, với nhiều homestay phục vụ du khách không chỉ mùa lúa chín mà còn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nổi bật trong đó là thôn homestay Nậm Hồng ở xã Thông Nguyên cách trung tâm Hoàng Su Phì khoảng 33 km và cách TP Hà Giang 77 km.
Tới thôn Nậm Hồng, bạn chỉ cần hỏi người bản địa, không ai không biết đến Kinh Homestay của Triệu Mềnh Kinh (1986). Năm 2007, học xong lớp 12, anh Kinh được bố xin vào khu nghỉ dưỡng sinh thái Panhou Village để làm xây dựng, hoàn thiện các nhà ở và sân vườn. Công việc tay chân tuy nặng nhọc vào nh♏ững ngày đầu đi làm, nhưng về sau lại giúp anh rất nhiều trong những năm tự mở homestay. Cuối năm đó, anh được học nghề nấu ăn 3 tháng để phụ bếp của khu nghỉ. Nhờ siêng năng, biết nấu nướng, thạo đường đi lại hiểu văn hóa bản địa, chàng trai người Dao đỏ được bố🐈 trí làm hướng dẫn viên, vận chuyển đồ cho khách trekking các bản. Đó cũng là những ngày đầu anh Kinh được tiếp xúc với khách du lịch.
Năm 2012, lớp học về vận hành homestay và phát triển du lịch cộng đồng của liên minh EU dành cho 8 tỉnh Tây Bắc được tổ chức tại Hoàng Su Phì. Các thầy từ trung tâm thông tin về dạy, thấy Kinh mê say nên đã giới thiệu anh học thêm 2 khóa khác về hướng dẫn viên tại điểm và tiếng Anh. Cũng nhờ những người thầy dạy về du lịch đầu tiên này, anh biết đến trung tâm Sapa O'chau của cô gái H'Mông truyền cảm hứng Tẩn Thị Shu. Ở đó, anh được học tiếng Anh giao tiếp, cứ cuối tuần lại được các anh chị hướng dẫn viên chuyên nghiệp đưa đi cùng theo tour, xuống các homeꦅstay ở Sa Pa vừa học vừa thực hành. Quá trình đi và học này là hành trang, cũng là động lực để anh nhìn rõ co🧸n đường phía trước của mình.
Mãi tới năm 2012, thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên mới có điện lưới, và suốt những năm đi học đi làm thuê của anh Kinh, con đường tới thôn bản vẫn chỉ là đường đất. Năm 2013, tuy chưa hoàn tất khóa học ở Sa Pa, anh vẫn chọn nghỉ việc ở Panhou Village, tập trung xây nhà vừa để ở vừa để đón khách du lịch với số tiền vỏn vẹn 5 triệu tích cóp qua bao năm. Mãi đến 2015 căn nhà sàn của gia đình mới hoàn thiện và con đường tới Nậm Hồng được đổ bê tông.
Không nh❀ắc quá nhiều về những khó khăn, anh Kinh chỉ từ tốn nói: "Du lịch cộng đồng không thể làm một mình được mà phải có nhân lự𓄧c, phải có sự góp sức của cả gia đình và cộng đồng".
Ban đầu khách của anh còn rất ít và nhỏ lẻ, đều do những hướng dẫn viên khác đưa tới, giới thiệu. Dần dần tiếng lành đồn xa, tới 2018 các công ty du l🐻ịch b𝓡iết tới homestay của anh và liên hệ đưa nhiều đoàn khách đến hơn. Trong số những khách tới đã có rất nhiều người trở lại vì yêu mến con người, cảnh vật và văn hóa các dân tộc ở Hoàng Su Phì. Khi chưa có điện, chưa dùng điện thoại anh còn nhận được thư của khách cũ gửi về hỏi thăm.
Năm 2016, dự án làm homestay của anh được Hevetat, tổ chức phi chínhཧ phủ Thụy Sỹ, đến khảo sát và hỗ trợ quỹ cho vay, mở lớp tập huấn. Cả thôn Nậm Hồng từ con số 0 về du lịch, riêng năm đó đã có 4 hộ vay tiền để làm homestay đạt tiêu chuẩn. Sau gần 5 năm thực hiện, thôn Nậm Hồng đã có 10 hộ làm homestay chủ yếu là nhà sàn dân tộc, kèm 3 khu nghỉ sẽ hoàn thiện vào cuối năm nay. Ngày càng có nhiều du khách biết tới địa điểm này.
Nếu ban đầu thôn chủ yếu đón khách Tây Âu đến trekking ngủ bản hoặc nhiếp ảnh gia đi săn ảnh thì nay Nậm Hồng đã đón được rất đông cả khách Việt và Tây. Thôn đã có đường xe khách 16 chỗ đến tận nơi, các homestay đều có điện, Wi-Fi miễn phí cho khách.
Phần lớn khách đến Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín (tháng 8 - 10) để ngắm những thửa ruộng bậc thang rực vàng khắp các sườn đồi núi. Nhưng anh Kinh cho rằng, Hoàng Su Phì còn bao điều thú vị khác, khách có thể tham gia tour trekking từ 2 - 7 ngày đi qua rất nhiều địa hình khác nhau, leo núi, săn mây, hoặc ăn ngủ nhà dân, khám phá những tục lệ, món ăn của rất nhiều dân tộc bản địa như Dao, La Chí, Tày, Nùng, H'Mông, Pà Thẻn...
Không chỉ mở homestay đón khách bình dân, anh Kinh nhận ra mình cần có những dịch vụ tốt và hấp dẫn hơn. Ông chủ homestay cùng anh em trong nhà bàn bạc, chung nhau đầu tư thêm khu nghỉ mới là Hoàng Su Phì Bungalow gồm 14 phòng. Khách đến đây được nghỉ trong các căn phòng riêng có cửa sổ, ban công hướng ra những thửa ruộng bậc 🌼thang đẹp mê mẩn, có nhà hàng, sân chơi và bể bơi.
Đầu năm 2020 anh cùng 6 hộ gia đình xã Hồ Thầu (cách Nậm Hồng khoảng 40 km) mở thêm dự án du lịch cộng đồng mới là Hồ Thầu Eco Village (Làng du lịch sinh thái Hồ Thầu). Dự án bắt đầu vào tháng 3/2020, hoàn thiện trong 4 tháng. Nhưng do ảnh hưởng đột ngột và lâu dài của Covid-19, hiện tại thi công vẫn dở dang.
Nhờ được tiếp xúc với nhiều khách du lịch, các chuyên gia du lịch... người dân thôn Nậm Hồng có ý thức cao hơn, từ giữ gìn vệ sinh môi trường cho tới bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng trải qua nhiều năm làm trưởng thôn và bí thư chi bộ, anh Kinh nhận ra du lịch quê hương vẫn còn nhiều thiếu sót bên cạnh những mặt tốt, bà con làm du lịch chưa được trang♐ bị kiến thức đầy đủ nên chất lượng homestay chưa cao và đồng đều.
Để khắc phục dần, chính anh đã khởi xướng các lớp học đào tạo từ tiếng Anh đến các quy tắc phục vụ du khách. Lớp thường mở vào mùa hè, khi có các tình nguyện viên nước ngoài và sinh viên về dạy học. Ngoài mong muốn nâng cao chất lượng các dịch vụ homestay quê nhà, anh Kinh còn mong mỏi du khách sẽ tới Thông Nguyên cũng như Hoàng Su Phì quanh năm, khám phá không chỉ ruộng bậc thang mùa lúa chín mà cả những nét đẹp khác của nơi đây.
Hương Chi
Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) và báo điện tử VnExpress thực hiện khảo sát nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam. Độc giả tham gia khảo sát có cơ hội nhận 30 phần quà lưu niệm từ Sun World, và 3 phần quà đặc biệt là voucher nghỉ dưỡng 3 ngày 2 đêm tại hệ thống khách sạn Mường Thanh.
Mời độc giả dành ra khoảng 3 phút trả lời các câu hỏi .