Sau vụ việc một khách hàng nợ thẻ tín dụng, tôi cũng vừa gọi lên tổng đài một ngân hàng mà mình có mở thẻ để hỏi về thông tin tài khoản của mình. Kết quả, nhân viên của ngân hàng thông bꩲáo tôi đang có một khoản nợ 750.000 đồng dù tài khoản đã không sử dụng cả vài năm rồi.
Tuy nhiên, nhân viên tư vấn cũng xao dịu tôi, nói rằng chỉ cần đóng thêm 50.000 đồng vào tài khoản thì số nợ cộng dồn kia sẽ được xóa. Sau đó, tôi có thể làm thủ tục đóng hoàn toàn tài khoản của mình lại mà không mất phí, tránh trường hợp phát sinh nợ sau này. Tôi đồng ý và đaℱng chờ ngày mai quay lại xem có đúng là như vậy không? Nói thêm là trong tài khoản của tôi trước đó vẫn còn vài trăm nghìn đồng và số tiền đó đã bị trừ hết, coi như mất phí.
Thực ra, tôi không phủ nhận những giá trị, l🔯ợi ích mà thẻ tín dụng mang lại cho người dùng. Bản thân tôi cũng dùng thẻ tín dụng từ năm 2006. Suốt quá trình sử dụng, chỉ có một lần duy nhất tôi bị phạt vì thanh toán nợ chậm một ngày (do tôi đi công tác và khi đó chưa có Internet banking). Còn lại, tôi đã được hưởng rất nhiều tiện ích từ thẻ tín dụng, nhất là khi đi lại bằng đường hàng không. Đối với tôi, chiếc thẻ này cực kỳ hữu dụng với những ai có nhu cầu lớn như tôi.
Nhưng mới đây, khi sang🐽 Australia, tôi lại bất ngờ khi thấy người ta không khuyến khích dùng thẻ tín dụng cho các giao dịch mua bán. Lý do là bởi mỗi lꦬần thanh toán cho dịch vụ bằng thẻ tín dụng, họ đều cộng thêm một vài % phí. Điều này khiến tôi khá băn khoăn (nếu dùng thẻ debit hoặc tiền mặt thì không mất % này).
>> Thẻ ATM cất tủ vẫn bị ngân hàng báo nợ hơn 2 tri💦ệu đồng
Khi nghĩ kỹ hơn, tôi thấy thực ra điều này là đúng. Đặc biệt là trong bối cản༒h bây giờ, khi việc tiêu dùng thái quá đang là một vấn nạn không của riêng ai. Nó ảnh hưởng tiêu cực tới không chỉ đối túi tiền của chúng ta, mà còn cả đối với môi trường sinh thái. Có thẻ tín dụng, bạn sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết và dễ mắc nợ. Điều này đã và đang trở nên nhức nhối ở Mỹ và nhiều quốc gia vốn cổ xúy tiêu dùng khác.
Tuy nhiêღn, thực tế, một số ngân hàng đang phát hành thẻ tín dụng một cách khá dễ dàng. Tôi thấy có ngân hàng chỉ yêu cầu khách hàng chứng minh thu nhập hàng tháng từ 7 triệu đồng là có thể mở thẻ. Trong khi đó, nếu sống ở thành phố lớn mà thu nhập chỉ 7 triệu đồng thì bạn còn chưa chắc đã đủ để sống ở mức thấp chứ nói gì đến chuyện vay để tiêu xài. Thể nên, rủi ro mắc nợ mà không trả được với những người này khi mở thẻ tín dụng chắc chắn là rất cao.
Tôi cho r🐻ằng, cần có những quy chuẩn mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng, tránh việc chạy theo chỉ tiêu, mở thẻ tràn lan như hiện tại. Đây cũng là cách tốt nhất để giảm mức độ rủi ro nợ xấu cho các ngân hàng cũng như chính những khách hàng trước khi mở thẻ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa👍-slots.com.