Mức glucose trong máu (lượng 🌱đường trong máu, hay đường huyết) là dạng nă🔥ng lượng chính mà cơ thể sử dụng và mọi thứ mà bạn ăn sẽ phân hủy thành glucose.
Cơ thể luôn cần một lượng glucose nhất định trong máu. Nếu không có nguồn cung cඣấp glucose liên tục trong máu, cơ thể không thể thực hiện các chức năng cơ bản. Một số bộ phận của cơ thể chẳng hạn như não đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi về lượng đường trong máu. Đường huyết nhanh chóng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, hành động.
Trong khi thực phẩm bạn ăn và tần suất ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu thì hai loại hormone ♈được sản xuất trong tuyến tụy là glucagon v෴à insulin sẽ cân bằng lượng đường trong cơ thể.
Glucagon điều chỉnh 👍lượng đường trong máu khi bạn nhịn ăn. Nếu không có nguồn cung cấp thực phẩm ổn định, glucagon giúp giải phóng một dạng glucose dự trữ (glycogen) được lưu trữ trong gan và các mô khác. Trong khi đó, insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu theo thời gian. Hormone này giúp glucose đi vào tế bào như một nguồn năng lượng. Nếu không có insulin, đường huyết di chuyển trong máu có thể tích tụ quá mức mà không đến được các m💧ô cần nó.
Các tình trạng ảnh hưởng đến đường huyết
Quá nhiều glucose (tăng đường huyết) hoặc quá 💮ít glucose (hạ đ𒐪ường huyết) đều có thể gây ra vấn đề. Những vấn đề này có thể biến mất nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động hoặc có thể dẫn đến tình trạng mạn tính như bệnh tiểu đường.
Phạm vi bình thường của đường huyết lúc đói (đường huyết khi chưa ăn) phải nằm trong khoảng từ 70-100 mg/dL (miligam trên decilit). Nếu đường huyết lúc đói trong khoảng x00-125 ไmg/dL là tiền tiểu đường. Bạn có thể giảm lượng đường trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uốꦅng và lối sống.
Khi lượng đường trong máu lúc đói vượt quá 126 mg/dL trong hai hoặc nhiều lần kiểm tra, bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc uống hoặc tiêm và thay đổi lối sống 🦄để giữ mức đường huyết trong phạm vi🎉 bình thường.
Tăng đường huyết
Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không phản ứng với insulin (kháng insulin), bạn có thể bị tăng đường huyết. Lượng đường trong máu cao xảy ra khiཧ bạn tiêu thụ quá nhiều đường cùng một lúc, nhưng tình trạng này phổ biến hơn khi mắc bệnh tiểu đường. Một số nguyên nhân gây tăng đường 🥂huyết ở người mắc hoặc không mắc bệnh tiểu đường như ăn quá nhiều carbohydrate hoặc đường, mất nước, lối sống ít vận động, dùng một số loại thuốc như steroid, căng thẳng...
Cơn khát tăng dần, đi tiểu n♍hiều, cảm thấy mệt, mờ mắt là những triệu chứng điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Tăng đường huyết có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm và biến chứng lâu dài. Nó có thể làm hỏng dây thần kinh, thận và các cơ quan khác. Đồng thời, glucose không thể đi vào các tế bào cần nó, làm đói các mô trong cơ thể.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là có thể phát triển nếu lượng đường trong máu xuống quá thấp. Điề🐻u này có thể do ăn không ăn đủ, uống rượu khi bụng đói, dùng một số loại thuốc, hoạt động thể chất nhiều hơn bình thường... Biểu hiện của hạ đường huyết như ruౠn rẩy, đổ mồ hôi, cáu gắt, chóng mặt, hoang mang....
Người bị hạ đường huyết có thể áp dụng quy tắc 15-15, cụ thể là ăn hoặc uống 15 g carbohydrate (carb) để tăn🍌g lượng đường trong máu và kiểm tra sau 15 phút. Nếu đường huyết vẫn dưới 70 mg/dL♊, bạn tiếp tục dùng một khẩu phần khác. Lặp lại các bước này đến khi lượng đường trong máu ít nhất là 70 mg/dL. Khi đường huyết trở lại bình thường, bạn ăn một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ.
Bệnh tiểu đường
Một số bệnh hoặc tình trạng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều h❀òa glucose, trong đó, tiểu đường là bệnh phổ biến nhất. Hai dạng chính của tiểu đường được phân loại dựa trên cách chúng tác động đến việc điều chỉnh ✨lượng đường trong máu như tiểu đường type 1 và type 2.
Bệnh tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ở người trẻ, là một rối loạn tự miễn dịch. Với loại bệnh tiểu đường này, cơ thể không sản xuất đủ insulin vì tuyến tụy hoạt độn💛g không đúng cách.
Bệnh tiểu đường type 2 thường do lối sống và chế độ ăn uống kém꧅ lành mạnh. Thông thường, loại bệnh tiểu đường này phát triển khi insulin trở nên kém hiệu quả hơn trong việc di chuyển glucose vào tế bào, khiến nó tích tụ trong máu.
Kim Uyên
(Theo Verywell Health)