Trả lời:
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mứ🐻c 70 mg/dL. Mức đường huyết bình thường của cơ thể trước khi ăn dao động 90-130mg/dL, giữa bữa ăn 70-100 mg/dL, sau khi ăn 1-2 giờ phải dưới 180 mg/dL. Người bị hạ đường huyết có các triệu chứng như lo lắng, da tái nhợt, tim đập mạnh, đổ mồ hôi... Mức độ hạ đường huyết càng nặng, càng dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm hơn như mờ mắt, khó tập trung, suy nghĩ lẫn lộn, nói lắp, buồn ngủ. Nếu k꧒hông được điều trị kịp thời, người bệnh bị hôn mê, co giật... thậm chí tử vong.
Thông thường, đường huyết lúc đói l🐓à 70 mg/dL hoặc thấp hơn sẽ cảnh báo về tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, mỗi người có thể trạng và cơ địa khác 🐻nhau. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện khi có các triệu chứng choáng váng, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, da tái nhợt...
Người bệnh đái tháo đường sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, sử dụng quá liều insulin hoặc sai loại insulin dễ bị hạ đường huyết. Tình trạng này còn gặp ở người luyện tập thể dục thể thao quá sức nhưng không có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh mạn tính... Đôi khi các, triệu chứng hạ đường huyết xảy ra sau một số bữa ăn nhất định, gọi là hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ đường huyết sau ăn, thường xả𝓡y ra ở người đã phẫu thuật cắt dạ dày.
Người bệnh dễ bị hạ đường huyết không nhận biết, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, theo thời gian, các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như run rẩy hoặc nhịp tim không đều (đánh trống ngực). Khi điều này xảy ra, nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, đe dọa tính mạn✤g tăng lên. Th🍷ậm chí, nhiều trường hợp dù được cứu sống nhưng bị tổn thương não vĩnh viễn.
Những đợt đường huyết thấp sẽ gây khó chịu, khiến người ✃bệnh sợ hãi. Người bệnh có xu hướng tự ý uống ít insulin hơn để đảm bảo lượng đường trong máu không xuống quá thấp. Điều này dẫn đến đường huyết không kiểm soát được, lờn thuốc. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng (mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng...) hoặc đo kết quả đường huyết thấp, người bệnh nên đi khám bác sĩ hoặc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Người bệnh đái tháo đường khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên kiểm tra đường huyết để điều trị hạ đường huyết đúng cách trước khi tình trạng trở nên trầm trọng. Các thời điểm nên kiểm tra đường huyết như trước và sau bữa ăn, trước và sau khi tập thể dục (hoặc buổi tập dài, cường độ cao) trước khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh nên kiểm tra đường huyết khi thay đổi thuốc, chế𒈔 độ ăn uống, thêm bài tập thể dục, lịch sinh hoạt, làm việc hoặc di chuyển qua các quốc gia hay múi giờ khác nhau.
Người bệnh nên mang bên mình một loại thức ăn chứa carbohydrat có tác dụng nhanh (cháo, súp, nước trái cây, kẹo, viên đường,...) để ăn hoặc uống ngay khi bị hạ đường huyết. Điều này giúp lượng đường trong máu khôngℱ bị tụt thấp đến mức nguy hiểm, người bệnh có thời gian đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Với người không bị đái tháo đường, tùy thuộc vào nguyên nhân hạ đường huyết mà có cách phòng ngừa khác nhau. Cụ thể, nhóm đối tượn𒆙g này nên dùng thuốc đúng cách, kiểm soát tốt bệnh các bệnh nhiễm trùng, u tụy, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận, bệnh mạn tính (xơ gan, suy thận, bệnh tim...); không nên uống rượu bia, các loại thuốc đái tháo đường, nhịn đói quá lâu...
Hạ đường huyết là tình trạng cần cấp cứu kịp thời. Việc nhận biết các dấu hiệu của hạ đường huyết giúp người bệnh phát hiện và điều trị nhanh chóng; đồng thời hạn chế tình trạng lượng đường trong máu không nhận biết. Để bảo đảm an toàn, người bệnh đái tháo 🔜đường nên đo đường huyết thường xuyên, dùng thuốc và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ .
CKI Trương Trọng Tuấn
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM