BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, tập thể dục tốt cho sức khỏe, nhất là với người tiểu đường, giúp cải thiện ♏độ nhạy insulin cùng nhiều lợi ích khác như lưu thông máu, giảm căng thẳng... Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích nhưng người bệnh tiểu đường cần luyện tập, vận động phù hợp với lượng thuốc và thức ăn nạp vào cơ thể để tránh tình trạng hạ đường huyết.
Có 2 dạng tập thể dục là nꦕgoài trời và trong nhà. Nếu tập trong tại nhà, sau tập người bệnh nên ăn thêm 1-2 muỗng cơm hoặc suất ăn nhẹ để phòng ngừa hạ đường huyết. Nếu tập ngoài trời, người bệnh nên mang theo 3-5 viên kẹ⭕o ngọt hoặc nước ngọt để uống ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết (choáng váng, chóng mặt...).
Theo bác sĩ Duy, người bệnh nên đo đường huyết trước và sau khi tập để biết chính xá🐭c quá trình luyện tập giúp bạn giảm mức đường huyết ra sao. Từ đó, người bệnh xây dựng kế hoạch luyện tập, thời gian phù hợp với thể trạng và sức khỏe.
Mùa xuân là thời điểm lý tưởng để chạy bộ do thời tiết mát mẻ. Người bệnh có cảm giácജ ít mệt có thể tập đều đặn hơn. Tuy nhiên, việc tập quá nhiều, quá sức gây hạ đường huyết. Do vậy, khi chạy bộ, bạn cần mang theo đồng hồ canh chỉnh thời gian.
Vào mùa hè, thời tiết nhiều nắng nóng cơ thể toát nhiều mồ hôi nên có nguy cơ mất nước. Mức đường huyết trước khi tập càng cao càng dễ mất nước. Để khắc phục điều này, người bệnh cần cần đo đường huyết trước khi tập. Nếu đường huyết𓂃 thấp hơn mức 7-10 mmol/l (126-180 mg/dl) thì người bệnh chờ ổn định mới chạy bộ. Nếu đường huyết sau khi tập cao hơn mức 7-10 mmol/l (126-180 mg/dl) thì không cần ăn vặt thêm.
Khi chạy bộ, người bệnh cần chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát để quá trình luyện tập hiệu quả, giảm thiểu ma sát gây trầy sướt, phòng rộp da. Người bệnh nên chọn giày thoải mái nhưng bít mũi, vừa vặn với chân để tránh các tổn thương ở chân. Nếu thấy các triệu chứng của hạ đường huyết, ăn ngay c✨ác m꧑ón kẹo, bánh, nước ngọt... tránh nguy hiểm tính mạng.
Nếu chạy bộ đúng cách, người bệnh tiể🎀u đường có thể đạt được các lợi ích như sau:
Cải thiện insulin: Tăng hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy insul🧸in. Chạy bộ giúp làm cạn kiệt nguồn dự trữ glycogen, tiêu hao glucose, đưa lượng đường trong máu về mức bình thường. Sau khi ăn 30 phút, tập thể dục sẽ tác động tích cực, giúp đườꦬng máu không tăng nhiều trong 1-2 giờ sau ăn.
Kiểm soát cân nặng: Chạy bộ ♊còn có tác dụng giảm cân. Người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát cân nặng và mỡ máu tốt hơn, từ đó ngăn ngừa các biến chứng.
Lưu thông máu: Quá trình ch👍ạy bộ còn mang lại tác dụng ngăn tăng huyết áp, lưu thông máu, phòng ngừa đột quỵ. Đồng thời, hệ thống cơ quan tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Hình thức vận động này còn kích kích cơ thể sản sinh cholesterol tốt, có lợi cho gan, tim mạch.
Giảm stress: Nngười bệnh tiểu đường thường dễ rơi vào căng thẳng do tâm lý nghĩ phải kiêng khem nhiều món, không được ăn uống theo sở thích. Tập thể dục, chạy bộ cũng giải tỏa bớt tâm l💫ý căng thẳng, khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
Nguyễn Trăm