BS.CKI Phạm Cao Tháp, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thꦡận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông thường nước tiểu có thể trong hoặc màu vàng nhạt do bài tiết một loại axit có màu gọi là urochrome (hay urobilin) trong máu theo đường tiểu. Nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Màu sắc nước tiểu có thể thay đổi theo thói quen ăn uống, sử dụng thuốc hay cản🌞h báo vấn đề sức khỏe.
Nước tiểu trong suốt là do uống quá nhiều nư꧑ớc hoặc mắc một số bệnh lý như đá🧸i tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh thận.
Nước tiểu màu đỏ, hồng thường l𝓀iên quan đến tình trạng tiểu máu đại thể (tiểu máu có thể thấy được bằng mắt thường), một trong các dấu hiệu của bệnh đường tiết niệu như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu... và nhiều bệnh ngoài hệ tiết niệu khác. Nước tiểu màu đỏ có thể xuất hiện sau khi sử dụng một số loại thuốc hay ăn nhiều thực phẩm có sắc tố đỏ, hồng tự nhiên như củ cải đỏ, việt quất...
Nước tiểu màu cam, vàng đậm xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết khiến nồng độ các chất tan trong nước tiểu tăng lên, tạo ra màu sắc đậm hơn hoặꦆc do sử dụng một số loại thuốc chống viêm🎉 hay hóa trị. Nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam có thể là biểu hiện bệnh liên quan đến ống mật và gan.
Nước tiểu màu nâu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như bệnh gan, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hội chứng tiêu cơ vân (tế bào cơ vân tổn thương). Một số trường hợp nước tiểu màu nâu có thể xuất hiện khi chấn thương cơ trong lúc vận động, ch𝓀ơi thể thao quá sức.
Nước tiểu màu trắng đục là một trong những biểu hiện thường gặp của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi hệ niệu, xuất tinh ngược dòng, tiểu ra dưỡng chấp (sản phẩm tiêu hóa thức ăn) do rò rỉ mạch bạch huyết vào nước tiểu... Ở phụ nữ mang thai, nước tiểu màu trắng đục còn c♚ảnh báo tiền sản giật - tình trạng tăng huyết áp kèm tiểu đạm nghiêm trọng trong thai kỳ.
Nước tiểu màu xanh lục, xanh lam rất ít khi xảy ra, có thể xuất hiện do sử dụng thuốc nhuộm trong xét nghiệm thận hoặc bàng quang và một số loại thuốc. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng tăng canxi máu lành tính hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn đặc biệt.
Nước tiểu màu tím còn gọi là𒁃 hội chứng túi nước tiểu màu tím. Đây là tình trạng ít gặp, chỉ xảy ra ở phụ nữ táo bón, đặt ống thông tiểu mạn tính và nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn sinh ra chất sulp𝕴hatase hoặc phosphatase.
Nước tiểu màu đen là dấu hiệu của alkapton niệu - bệnh di truyền ít gặp, có thể dẫn đến sỏi thận, tắc nghẽn van tim, chấn thương khớp và một số vấn đề về gan. Bệnh còn biểu hiện qua các sắc tố đen trên các bộ phận cơ thể như nhãn ꧙cầu, da, sụn tai...
khuyến cáo cần đến bệnh viện khám ൩sớm khi nước tiểu có màu sắc khác thường trong thời gian dài. Bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |