Nước tiểu có thể thay đổi màu sắc vì 🌄nhiều lý do như mất nước, thức ăn hoặc đồ uống có màu đặc biệt. Sức khỏe thận cũng được phản ánh qua màu sắc nước tiểu.
Thận có nhiệm vụ loại bỏ chất thải lỏng ra khỏi cơ thể, giữ cân bằng khoáng chất, muối và nước. Nếu thận suy yếu, chất lỏng và chất thải có hại có thể tích tụ trong cơ thể, làm nước tiểu chứa quá nhiều protein, chất độc và máu. Điều này có thể khiến nước tiểu đổi màu, trở nên sẫm màu hơn, nâu hoặc thậm chí hơi đỏ. Nước tiểu nhiều bọt có thể do chứa protein, là dấu hiệu tiềm ♎ẩn của suy thận.
Nhiều người bệnh thận ban đầu không có triệu chứng. Khi suy thận tiến triển, ngoài những thay đổi rõ rệt về màu nước tiểu, có thể xuất hiện các triệu chứng khác bao gồm tiểu rắt, phù chân, khó ngủ, chuột rút cơ bắp, ౠđặc biệt vào ban đêm, mệt 🥂mỏi nhiều, buồn nôn thường xuyên, hụt hơi, đau ngực, lú lẫn, co giật, hôn mê.
Ngoài ra, nước tiểu có mùi ngọt có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường, do glucose tích tụ trong n🍎ước tiểu. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây suy thận.
Nguy cơ suy thận tăng lên theo độ tuổi. Nhóm có nguy cơ cao hơn là người mắc bệnh tiể🔯u đường, huyết áp cao, ꦆbệnh tim, có tiền sử gia đình bị suy thận.
Phương pháp điều trị suy thận phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng bệnh. Thay đổi lối sống có thể giúp quản lý sức khỏe thꦚận và các tình trạng sức khỏe liên quan. Người bệnh nên ăn ít muối, giảm lượng đạm, tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, bỏ hoặc tránh rượu và thuốc lá.
Người bị suy thận cấp tính, chức năng thận có thể trở lại nhanh chóng sau khi điều trị. Trong khi đó, suy thận mạn nặng có thể phải điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Nước tiểu có nhiều màu khác nhau và sẫm màu không phải là triệu chứng của bệnh thận. Nước tiểu màu vàng đậm có thể do bị mất nước, màu đỏ do ăn củ cải hoặc thực phẩm chứa chất nhuộm màu; đổi màu do loại thuốc đang dùng. Nước tiểu troꦜng hoặc có màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy uống đủ nước và thận hoạt động tốt.
Anh Ngọc (Theo Healthline)