"U trong tủy, lại là u mạch máu đã xuất huyết nên rất khó mổ", ThS☂.BS.CKII Mai Hoàng Vũ, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nói hôm 16/10, giải thích rằng quá trình mổ bệnh nhân nguy cơ cao chảy máu khó cầm, hoặc phẫu thuật viên phạm phải các bó sợi thần kinh khiến bệnh nhân liệt chân, rối loạn đại tiểu tiện.
Trước đó, anh Bảo đi khám nhiều nơi xác định khối u trong tủy sống, xung quanh u có rất nhiều bó sợi thần kinh, bác sĩ cũng chẩn đoán khó mổ. Thời gian qua anh điều trị bằng thuốc, ch𓆉âm cứu, phong bế thần kinh, triệu chứng tê yếu chân ngày càng tăng, dị cảm da (nóng rát, ngứa) vùng trước ngực và sau lưng (ngang ngực). Nay anh đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám, kết quả chụp MRI 3 Tesla kết hợp chụp bó sợi thần kinh (DTI) cho thấy khối u nằm bên trong đốt sống ngực D4 kích thước một cm, ngay xung quanh u có nhiều bó sợi thần kinh. Hình dạng khối u không đồng nhất, có nhiều búi nhỏ giống như chùm nho.
Bác sĩ Vũ đánh giá ca mổ có nhiều nguy cơ, sai sót nhỏ trong quá trình bóc tách u có thể gây tổn thương tủy hoặc nguy cơ bỏ sót u, khiến bệnh tái phát. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được mổ, tình trạng xuất huyết lặp lại nhiều lần sẽ gây ra quá trình phân hủy huyết khối, sản sinh các hóa chất độc hại dẫn đến thoái hóa Myel🧸in.
Myelin là phần bao quanh dây thần kinh vận động. Myelin bị thoái hóa khiến các dây thần kinh vận động dễ tổn thương, đứt gãy, mất hoàn toàn chức năng. Lâu ngày, tổn thương tủy sống sẽ không thể phục hồi, làm giảm, mất chức năng thần ki♏nh vĩnh viễn. Người bệnh có nguy cơ cao teo cơ hai chân, yếu liệt, tàn phế.
Sau hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ quyết định mổ loại bỏ khối u nội tủy cho anh Bảo. Êkíp sử dụng hệ thống kính 🦩vi phẫu👍 K.Zeiss Kinevo 900 tích hợp chức năng chụp huỳnh quang 3D giúp đánh giá mức độ tưới máu của khối u, đồng thời xác định rõ ranh giới, phạm vi khối với nhu mô tủy và các bó sợi thần kinh bao quanh. BS.CKI Nguyễn Ngọc Công, chuyên khoa Thần kinh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện TP HCM, cho biết êkíp sử dụng hệ thống theo dõi sinh lý thần kinh trong phẫu thuật (IONM), giúp xác định chính xác các bó sợi thần kinh xung quanh khối u, đo được khoảng cách rất nhỏ giữa chúng.
Việc kết hợp sử dụng hai kỹ thuật ghi điện thế gợi vận động (MEP) và điện thế gợi cảm giác (SSEP) hỗ trợ bác sĩ theo dõi, giám sát toàn bộ hệ thống thần kinh của người bệnh trong suốt quá trình mổ. Từ ꦺđ🔯ó, bác sĩ chủ động lựa chọn đường mổ, hướng tiếp cận phù hợp và tránh phạm phải các bó sợi thần kinh trong quá trình bóc tách khối u.
Khi sóng điện thế thần kinh giảm sâu, các bác sĩ cảnh báo để êkíp mổ điều chỉnh động tác mổ, cách bóc tách u phù hợp. Nhờ đó, tín hiệu thần kinh được phục hồi, người bệnh tránh🌌 được nguy cơ khiếm khuyết chức năng thần kinh, không bị yếu liệt, tàn phế hai chân.
Các bác sĩ loại bỏ hết khối u mạch máu thể hang nội tủy, bảo tồn tối đa♏ chức năng thần kinh cho người bệnh. Hậu phẫu, anh Bảo không còn cảm giác tê bì, dị cảm da, ngứa hoặc rát ở vùng trước ngực và sau lưng, tình trạng yếu hai chân được cải thiện. Bác sĩ chỉ định tiếp tục điều trị nội khoa, dùng thuốc.
Ba ngày sau ca mổ, anh Bảo phục hồi sức khỏe, tập hít đất nhẹ, không còn liệt hai chân, vận động bình thường. Triệu chứng trước mổ đều hết, vết mổ sạch, khô, không xuất huyết. Người bệnh được xuất viện, tái khám mꦅột tuần sau.
Bác sĩ Vũ khuyến cáo người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ như tê yếu chân, dị cảm trên da, cần đi khám 🌱sớm tại chuyên khoa thần kinh. Các kỹ thuật hiện đạ🐻i có thể hỗ trợ phẫu thuật hiệu quả cho người bệnh.
Trường Giang
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |