Ngày 6/12, đại diện CDC Tiền Giang cho biết bệnh nhân quê xã Cẩm Sơn (Cai Lậy), nghề làm vườn, sống cùng cha mẹ và anh trai. Trước đó, người này có triệ🐟u chứng ớn lạnh, cơ thể nổi nhiều mụn nước, đến Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM khám. Ngày 25/11, mẫu xét nghiệm của bệnh nhân cho kết quả dương tính với đậu mùa khỉ.
Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân không tiếp xúc với hàng xóm, không đi du lịch trong ba tuần qua. Tuy nhiên, ngày 4/11 anh này tiếp xúc gần với ngườꦡi bạn tại TP HCM.
Hiện bệnh nhân được cách ly tại nhà để điều trị theo dõi, sức khỏe bình thường, không sốt, hạch và mụn nướ🦋c đã khô.
Tính đến đầu tháng 11, Bộ Y tế ghi nhận 56 ca đậu mùa khỉ tại Việt Nam kể từ kꦫhi bệnh này xuất hiện t🌱rên thế giới, trong đó 63% đang nhiễm HIV, một người tử vong. Từ đó đến nay Bộ Y tế chưa công bố ghi nhận thêm.
Ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận vào tháng 10 năm ngoái, bị lây nhiễm từ nước ngoài, về nước cách ly ngay nên không lây nhiễm cộng đồng. Ca đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên được ghi nhận vào ☂tháng 9, người này đã l๊ây cho bạn gái ở Bình Dương - là cặp lây nhiễm cộng đồng đầu tiên xác định được nguồn lây. Phần lớn ca đậu mùa khỉ nội địa khác không tìm được nguồn lây nhiễm.
Các chuyên gia cho rằng virus đậu mùa khỉ đã âm thầm xâm nhập Việt Nam và lưu hành trong cộng đồng. Bệnh có đường lây truyền gần giống HIV, chủ yếu qua quan hệ tình dục và tiếp xúc gần. Nhóm nguy cơ cao lây nhiễm là quan hệ tình dꦫục đồng tính và hệ𒊎 miễn dịch suy yếu (ví dụ người nhiễm HIV).
Triệu 🎃chứng nghi ngờ bệnh là phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu khác như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược.
Đậu mùa khỉ xuất hiện ở nhiều nước vào năm ngoái, là bệnh mới nổi, đang được nghiên cứu và chưa có vaccine chính thức để phòng ngừa. Tổ chức Y tế Thế giới cuối tháng 11 ghi nhận toàn cầu có khoảng 92.000 người mắc đậu mùa khỉ, 167 người tử vong do bệnh này.
Hoàng Nam