"Rõ ràng mục tiêu chính của Mỹ trong việc rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc đã triển khai hơn 1.000 tổ hợp tên lửa tầm ngắn và tầm trung nhắm vào vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông, đe dọa các đội tàu sân bay Mỹ tiến vào những vùng biển này", Spunik ngày 1/2 dẫn nh𒀰ận định của cựu Thư ký Hội đồng An ninh Nga Andr꧒ey Kokoshin.
Kokoshin cho biết Trung Quốc sở hữu một loạt vũ khí có độ chính xác cao, chủ yếu🦄 là tên lửa đạn đạo có khả năng đánh trúng các căn cứ quân sự và tàu sân bay của Mỹ trong khu vực. Để đối phó với tên lửa Trung Quốc, Lầu Năm Góc dự k🧸iến chế tạo vũ khí laser nhằm bổ sung năng lực phòng không trong không gian.
"Lầu Năm Góc gần đây công bố báo cáo đặc bi♔ệt về phòng thủ tên lửa, đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu tính khả thi của việc chếꦗ tạo hệ thống phòng thủ tên lửa trên không gian sử dụng tia laser. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề cập đến chủ đề này", Kokoshin nói.
Trong trường hợp Mỹ rút khỏi hiệp ước INF và triển khai tên lửa tại châu Âu, Nga sẽ đáp trả thích đáng trong thời gian ngắn nhất do nước này đã sở hữu đủ năng lực côn🤪g nghệ và chiến lược, Kokoshin khẳng định.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 1/2 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi hꦚiệp ước INF trong vòng sáu tháng nếu Nga không phá hủy bệ phóng và tên lửa vi phạm hiệp ước. Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký kết vào năm 1987, trong đó các bên bị cấm phát triển tên lử💯a đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Tên lửa mà Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước INF có tên Novator 9M729. Nga bác cáo buộc của Mỹ, đồng thời tuyên bố các ống phóng đa năng Ma꧋rk 41 mà Mỹ bố trí tại châu Âu có khả năng phóng tên lửa hành trình bị cấm theo hiệp ước INF.
Nguyễn Tiến