Vài tháng gần, đây, xe bán cà phê dạo "mọc lên như nấm" tại vỉa hè các con phố ở Hà Nội♕. Hầu hết hoạt động từ 6h đến trưa, chủ yếu phục vụ dân văn phòng mua mang đi. Với mức giá bán chỉ từ 15.000-20.000 đồng một ly, ngoài vấn đề vệ sinh thực phẩm, nhiều người còn lo ngại về tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Đồng tình với quan điểm này, độc giả Nguyen Tuan nhận định: "Tiện và rẻ nhưng về lâu dài hoạt động này sẽ gây hại cho phát triển đô thị. Người dân khi đã quen với phong cách mua sắm ở vỉa hè rồi thì sẽ phản ứng nếu bị ngưng hay cấm đoán. Văn hóa kinh doanh 𓄧vỉa hè, mặt tiền chính là thứ khiến cho đường sá ở Việt Nam trở nên lộn xộn, dễ k🐼ẹt xe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Nên hạn chế hơn là khuyến khích mô hình kinh doanh kiểu này phát triển (không riêng cà phê mà bất cứ mặt hàng nào).
Nếu cần thiết, có thể tập trung bán ở trong khu dân cư (đường nộ൩i khu), hoặc trong khuôn viên các cao ốc văn phòng (người dân đến gửi xe rồi đi bộ qua mua đồ, trước khi lên chỗ làm việc). Không nên cái gì cũng bày ra vỉa hè bán như vậy. Xe máy tấp vào mua còn đỡ, chứ người đi ôtô mà cũng có thói quen mua hàng kiểu đó thì tắc hết ngày. Tôi sống ở Sài Gòn và thấy cái văn hóa kinh doanh trên vỉa h🧸è, mặt tiền của người Việt nên bị hạn chế và hướng đến xóa bỏ trong tương lai".
Nói về những bất cập của hoạt động buôn bán cà phê dạo trên vỉa hè, bạn đọc Kien Vuong phân tích: "Buôn bán, kinh doanh là chính đáng nhưng quan trọng là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn và không gây cản trở giao thông. Nhiều nơi, người bán bánh mì, chạy xe ôm... ngồi ngay cạnh ngã tư có đèn tín hiệu giao thông. Đèn đỏ được phép rẽ phải, nhưng khốn nỗi người bán, người chạy xe ôm đứng cạnh đấy, khách mua đứng dưới đường, thế là các phương tiện muốn rẽ🍒 cũng không được".
"Chính thói quen tiện lợi, ham rẻ của rất nhiều người Việt Nam đã làm nở rộ buôn bán lấn chiếm lòng lề đường hầu như tất cả các mặt hàng chứ không riêng cà phê. Hậu quả là giao thông bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đôla mỗi năm. Chợ truyền thống không ai vào bán, mặt bằng cho thuê cũng chẳng có bao nhiêu người thuê... Người đi bộ không có vỉa hè để đi, bị đẩy ra giữa đường vì sát lề đường thì xe hơi đậu hết rồi", độc giả Tam Tran bức xúc.
>> Mối tình 'son sắt' hàng rong, vỉa hè và xe máy
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ kinh tế, bạn đọc Kính Lúp cho rằng: "Đây cũng là sự bất công đối với các doanh nghiệp. Người kinh doanh quán cà phê bỏ rất nhiều tiền ra đầu tư, còn ph♎ải nộp thuế, chưa kể có vấn đề gì là phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, xe bán rong có vấn đề gì, họ nghỉ bán hoặc chạy qua chỗ khá💜c là không ai biết đâu mà bắt đền. Còn chuyện lấn chiếm vỉa hè thì càng phải chấm dứt, thường thì cứ chỗ nào đông người họ mới bán, lấn chiếm hết vỉa hè".
Cùng chung suy nghĩ, độc giả Tranbaminhtn bổ sung: "Nếu tất cả đều làm như vậy thì thử hỏi chúng ta sẽ thất thu nguồn thuế trên toàn quốc bao nhiêu mỗi năm? Sẽ thật là không công bằng đối với những người cũng kinh doanh mà có đóng góp cho ngân sách nhà nước. Hꩲiện nay, V🍸iệt Nam đang thất thu một khoản thuế khổng lồ từ các cửa hàng dịch vụ trong mọi lĩnh vực".
"Tôi tôi ủng hộ dẹp tất cả các loại hàng rong. Cứ vin vào văn hóa, mưu sinh, tiện lợi này nọ để lấn chiếm vỉa hè thì đô thị chẳng bao giờ văn minh, sạch đẹp cho nổi. Hơn nữa, đó là một sự bất công quá lớn đối với những người phải thuê mặt bằng trong các ki-ốt, trong chợ... để bán hàng với bao nhiêu thứ thuế phí. Nay họ bị những người bán rong gần như không mất chi phí gì 'cướp khách' ngay từ ngoài cổng chợ, vậy có công bằng không?", bạn đọc Doan Viet Anh kết lại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bàiಌ viết không nhất th🌠iết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.