Chia sẻ về phương pháp dạy và học Tiếng Anh ở các trường phổ thông trong nước hiện nay khiến môn học này luôn 'đội sổ' trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, độc giả Phi Thiên bày tỏ nỗi trăn trở:
"Tôi cũng từng trải qua nỗi khổ vì tiếng Anh. Năm đầu đại học, tôi tham gia tình nguyện với các bạn sinh viên Singapore và nhận ra một thực tế phũ phàng rằng mình gần như không hiểu gì khi nghe và phản x෴ạ cực kỳ chậm khi nói. Nhưng khi tôi và các bạn ấy được giao tiếp qua thư lại rất ổn. Từ ấy, tôi nhận ra ba nghịch lý trong cách dạy và học Tiếng Anh ở những môi trường tôi đã qua:
1. Đảo lộn cách học ngôn ngữ tự nhiên của con người. Mỗi đứa trẻ học ngôn ngữ đều bắt đầu từ việc nghe, sau đꦆó mới bập bẹ nói, rồi học đọc và sau cùng mới là viết. Nhưng trong trường THPT, tôi được học chủ yếu là đọc, ngữ pháp, viết để chiến đấu với các bài thi. Còn phát âm, nghe, nói rất ít.
2. Ít cảm hứng và động lực học Tiếng Anh. Rất nhiều người học Tiếng Anh như một điều gì đó bắt buộc phải làm. Họ không hiểu được học ngoại ngữ để làm gì, nếu giỏi thì đời mình sẽ có lợi ra sao, ngoài kia đòi hỏi tiếng Anh như thế🦹 nào? Dường như phần lớn học sinh chỉ cố học cách đặt câu, v𒁃iết lại câu, chia động từ, viết thư, viết luận... để trở thành cái máy trả bài và vượt qua các kỳ thi.
3. Người dạy không đủ chất lượng. Tôi sẽ không bao giờ quên cách phát âm của thầy giáo dạy tôi lớp 11, 12. Thầy thường nói tiếng Anh chậm rãi, rõ ràng như thế này: "Ai he vờ gót ơ pen"𓆏 (I have got a pen). Đồng ý rằng, ở🐲 một vùng quê nghèo, việc có được giáo viên dạy Tiếng Anh đã là tốt lắm rồi. Nhưng dạy như vậy thì học trò không thể nào hiểu được khi nghe người bản địa nói sau này".
>> 'Tr✨ình độ giáo 💧viên không đều, học sinh còn kém ngoại ngữ'
Đồng quan điểm, bạn đọc Phan Mai Ngọc Huyền chỉ ra những sự mất cân bằng trong việc dạy ngữ pháp và ngữ âm cho học sinh phổ thông:
"Tôi vừa tốt nghiệp đại học. Tôi nhận thấy quá trình học tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 12 mà mình được học có rất nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp. Tuy nhiên cái căn bản nhất là phiên âm quốc tế để học sinh phát âm cho đúng lại chưa hề được đưa vào tiết dạy. Đến giờ, khi quan sát tất cả các tài liệu dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến 12, tôi nhận thấy phần phiên âm quốc tế chỉ nằm ở trang cuối qu🧸yển sách, phần danh mục toàn bộ các từ.
Rất ít giáo viên dành ra vài buổi học đầu tiên để dạy học sinh phiên âm tiếng Anh và đề cao tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn. Thậm chí, như nhiều trường hợp đã được đề cập, ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚgiáo viên phát âm sai, lệch chuẩn làm ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của học sinh. Lý do thứ nhất có lẽ bởi thế hệ giáo viên như vậy chưa được đào tạo ngay từ ngày đầu về cách nhận biết phiên âm. Họ cứ để mặc tình trạng đó từ ngày đầu biết chữ đến ngày dạy học sinh. Lý do thứ hai, có người nói do việc dạy phiên âm không nằm trong chương trình họ nên đành bỏ qua.
Thiết nghĩ, nếu ngay từ những năm đầu dạy trẻ mà giáo viên không dạy phiên âm thì làm sao trẻ 𒉰nghe và nói cho đúng được? Cá nhân tôi khi học tiếng 🐻Trung, bài đầu tiên là phải học phiên âm, nhờ vậy mà tôi vững cả bốn kỹ năng, học đến đâu là nghe nói được đến đấy".
>>Bạn đánh giá thế nào về chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở các trường phổ thông hiện nay? Chia sẻ viết tại đây. Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.