Một giấc ngủ ngắn có thể nâng cao hiệu suất làm việc, tăng sự tỉnh táo và cải thiện tâm trạng. Người trưởng thành nên chợp mắt khoảng 10-20 phút, không quá lâu. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của một giấc ngủ trưa ngắn mang lại𝔉.
Hạ huyết áp
Chợp mắt giúp giảm huyết áp đáng kể theo nghiên cứu của trường Cao đẳng Tim mạch Mỹ. Ngủ trưa đều đặn giúp giảm huyết áp 5 mm ♉Hg (tương ꧒đương với việc dùng thuốc huyết áp liều thấp để hỗ trợ huyết áp 5-7 mm Hg). Giảm huyết áp 2 mm Hg có thể giảm nguy cơ đau tim 10%. Giấc ngủ trưa 10-20 phút cũng mang đến hiệu quả gần tương tự khi kiêng ăn muối hay đồ uống có cồn ở người cao huyết áp.
Cải thiện hiệu suất
Nhiều nghiên♑ cứu đăng trên thư viện Wiley (Mỹ) cho thấy, những giấc ngủ trưa ngắn 10-30 phút giúp tăng hiệu suất và hiệu quả công việc. Cơ thể còn có thể cải thiện tốc độ thích ứng và giải quyết vấn đề, sự nhạy bén và nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức... Chợp mắt trong ngày cũng tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, lưu trữ thông tin cho não bộ. Nhiều người cũng dễ tìm tòi thông tin mới ngay sau một giấc ngủ ngắn.
Cải thiện tâm trạng
Ngủ ngắn giữa ngày là cách nạp lại năng lượng, vượt qua cơn uể oải buổi chiều, tăng sự tích cực và khả năng chịu. Bạn không nên ngủ hơn 30 phút vì có thể gây mệt mỏi, uể oải do đang trong chu kỳ ngủ. Một số trường hợp thiếu ngủ có thể cần chợp mắt lâu để hoàn thành một chu kỳ ngủ, ít nhất 90 phút.
Thời gian tốt nhất để ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lịch ngủ và độ tuổi của mỗi người. Ngủ ngắn sớm, trước 13h là thời gian được khuyến nghị. Giấc ngủ trưa sau 15h có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu ngủ khác nhau. Thời gian ngủ trưa của trẻ thay đổi theo độ tuổi. Người trưởng thành khỏe mạnh không cần ngủ trưa, nhưng có thể cảm thấy khỏe hơn khi ngủ 10-20 phút hoặc 90-120 phút khi thiếu ngủ.
Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy uể oải sau khi thức dậy. Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến tim mạch, béo phì, bệnh tiểu đường type 2... Song, ngủ quá ít cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe, gây buồn ngủ vào ban ngày và dễ cáu kỉnh, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Các ảnh hưởng tiêu cực khác của thiếu ngủ là tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và huyết áp cao, giảm ham mꦗuốn tình dục...
Ngủ trưa quá lâu hoặc quá muộn trong ngày có thể khiến bạn khó có thể ngủ ngon vào buổi tối. Tuổi tác, sức khỏe tổng thể và thói quen ngủ có thể đóng m🙈ột vai trò trong việc hình𓂃 thành nếp ngủ và sinh hoạt.
Mai Chi
(Theo Healthline)