Chị Lý được m💦ổ bóc u xơ tử cung cách đây 18 năm, hiện t𒁏ái phát, tử cung to như mang thai 18 tuần kèm khối u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng. Cuối năm ngoái chị phát hiện thêm bệnh huyết khối tĩnh mạch, được chỉ định dùng thuốc kháng đông ngừa huyết khối.
Ngày 18/7, TS.BS Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm khoa 🥂học Thần kinh, Bệnh viện Đa﷽ khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết huyết khối tĩnh mạch não là tình trạng tĩnh mạch não và xoang tĩnh mạch não bị tổn thương do hình thành cục máu đông. Chị Lý có huyết khối tĩnh mạch não chiếm 0,5% tổng số ca đột quỵ, tỷ lệ mắc khoảng 0,22-1,32/100.000 người mỗi năm, nguy cơ tử vong cao.
Chị Lý bị thiếu máu, suy nhược, xuất huyết trong chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng nặng hơn khi dùng thuốc kháng đông vì thuốc có tác dụng ngăn đông máu. Nếu không điều trị cầm máu, người bệnh có ꦬnguy cơ suy tim, mệt, khó thở... U xơ tử cung lớn có thể chèn ép tạo thêm huyết khối vùng đùi, bụng chậu, biến chứng thuyên tắcไ phổi, có thể tử vong.
"Người bệnh lớn tuổi, nay tái phát u xơ tử cung. Để điều trị xuất huyết do u xơ tử cung, phương pháp tốt nhất là cắt tử cung", BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa nói, thêm rằng không thể cắt bỏ tử cung ngay vì bệnh ở não chưa kiểm s🐬oát. Người bệnh cần điều trị huyết khối tĩnh mạch trước, mới can thiệp u xơ tử cung sau.
Bác sĩ sản phụ khoa hội chẩn bác sĩ thần kinh quyết định tạm ngừng kinh nguyệt, giúp người bệnh không còn chảy máu để điều trị huyết khối tĩnh 𓆏mạch não. Có nhiều cách để tạm dừng kinh nguyệt. Người bình thường có thể sử dụng phương pháp nội tiết tố bao gồm thuốc tránh thai kết hợp, miếng dán nội tiết tố kết hợp, vòng âm đạo, thuốc chỉ chứa progestin, dụng cụ tử cung giải phóng levonorgestrel... Trường hợp chị Lý, bác sĩ sử dụng thuốc ức chế trục h𓂃ạ đồi - tuyến yên - buồng trứng. Thuốc này khiến buồng trứng không sản xuất nội tiết, từ đó gây vô kinh, thuốc cũng giúp u xơ tử cung không lớn thêm.
Saཧu dùng thuốc ức chế, 4 tháng chị hoàn toàn vô kinh, tình trạng huyết khối não của chị Lý được kiểm soát. Bác ꦡsĩ mổ cắt tử cung cho chị.
Ca mổ cắt tử cung, loại bỏ khối khó do bệnh nhân sử dụng kháng đông 7 tháng, nguy cơ chảy máu cao, ê kíp bóc tách, đốt cầm máu kỹ.💃 Sau khi vào lớp bụng, bác sĩ quan sát tử cung to bằng thꩲai 18 tuần, khó đưa ra ngoài, ổ bụng có sẹo mổ cũ, các quai ruột dính vào tử cung rất khó tách dính, nguy cơ thủng ruột. Sau hai giờ, bác sĩ cắt bỏ tử cung, chỉ mất khoảng 300 ml máu, ít hơn một cuộc chuyển dạ đẻ thường. Người bệnh khỏe mạnh xuất viện sau 4 ngày.
U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, chiếm khoảng 30% ở phụ nữ trên 30 tuổi, tỷ lệ này tăng 70-80% ở phụ༺ nữ 50 tuổi trở lên, theo bác sĩ Mỹ Nhi. Bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu như chu kỳ kinh kéo dài, kinh nguyệt không đều, đau vùng chậu, đi tiểu, táo bón, bụng to bất thường.
Để phòng b☂ệnh, bác sĩ Mỹ Nhi khuyên phụ nữ khám sức khỏe định kỳ 🌃mỗi năm, kiểm tra phụ khoa 6 tháng một lần.
Tuệ Diễm
*Tên người bệnh đã được thay đổi
20h, ngày 18/7, Bệnh viện Đa kh♕oa Tâm Anh TP HCM tổ chức tư vấn trực tuyến "Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ trung niên và mãn kinh". Các bác sĩ tham gia gồm BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa; BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại, BS.CKI Nguyễn Huy Cường, Trung tâm Sản Phụ khoa. Chương trình được phát trên các nền tảng của Hệ thống bệnh viện Tâm Anh và fanpage VnExpress. Độc giả gửi câu hỏi tại đây. |