Trả lời:
Suy t𝓀hận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm dần theo thời gian mà không thể phục hồi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Suy thận mạn được chia thành 5 mức độ theo mức giảm dần độ lọc cầu thận ước lượng (eGFR). Ở giai đoạn ba, chức năng thận đã suy giảm nhiều nhưng chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng, thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào. Do vậy, người bệnh khó phát hiện bệnh hoặc nhầm lẫn với tình trạng sứ✤c khỏe khác như mệt mỏi, chán ăn, đau lưng, đi tiểu với lượng nhiều hoặc ít hơn bình thường, sưng phù mí mắt và chân tay.
Suy thận mạn giai đoạn ba được chia thành hai loại là 3A và 3B. Độ lọc cầu thận ở giai đoạn 3A (45-59 ml/phút) giảm so với giai đoạ💯n hai (60-89 ml/phút), người bệnh có thể bắt đầu gặp tình trạng thiếu máu và các vấn đề xương khớp.
Ở giai đoạn 3B, chức năng thận tổn thương nặng hơn, độ lọc cầu thận giảm mạnh, còn 30-44 ml/phút, người bệnh gặp biến chứng nghiêm trọng, có thể xuất hiện tiểu đạm nhẹ hoặc nặng. Trong giai đoạn này, phần lớn các thuốc dùng đều phải giảm liều phù hợp chức năng thận vì thận rất dễ bị tổn thương nếu quá liều thuốc hoặc những tác dụng không mong muốn của thuốc đối với chức năng thận. Sử dụng thuốc nói chung cần phải rất cẩn thận để bảo tồn chức năng thận.
Ngoài các chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nam, thuốc bắc..., nước lá cây, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ su𝄹ng... mà ch꧂ưa tham khảo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thận.
Nguyên nhân do chức năng thận ở giai đoạn ba đã suy giảm mạnh, khả năng lọc bỏ các chất độc, chất dư thừa không còn hiệu quả. Sử dụng thuốc nam, thuốc bắc, nước lá cây, thực phẩm chức năng không rõ thành phần và nguồn gốc xuất xứ, không tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ tăng áp lực lọc thận, gây độc thận, đẩy nhanh tiến triển bệnh thận mạn, phát sinh tổn thương thận cấp tính có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được cấp cứℱu kịp thời.
Khi suy thận mạn giai đoạn 4-5, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị nhằm làm c🦂hậm tốc độ tiến triển bệnh. Bên cạnh chỉ định về thuốc hay tần suất lọc máu (nếu có), người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt như hạn chế muối, kiểm soát lượng đạm, nước, kali, phốt pho đưa vào cơ thể, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ..., bỏ hút thuốc lá và rượu bia, tập thể dục vừa sức mỗi ngày.
BS.CKII Hồ Tấn Thông
Khoa Nội thận - Lọc máu
Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |