ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Thục Nh💎ư (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết từ đầu tháng 5 đến nay, tại TP HCM, có nhiều bệnh nhân đến khám vì chảy máu mũi khi nhiệt độ tăng cao. Đa số là trẻ em trong độ tuổi 7-10 tuổi và người lớn tuổi.
Chị Đỗ Quyên (quận Tân Bình)🧸 đưa con gái 7 tuổi đến khám vì tuần qua cháu bị chảy máu mũi hai lần. Trường học của bé không có máy lạnh, nghi ngờ do nắng nóng. Con gái 9 tuổi của chị Nguyễn Thu Hồng (quận Gò Vấp) cũng đến bệnh viện khám vì chảy máu mũi trong lúc nằm ngủ trư꧂a. Máu mũi chảy ngược vào họng làm bé bị ho sặc. Người nhà phát hiện nên sơ cứu cho cháu kịp thời.
Trường hợp khác là ông Phạm Văn Tú, 60 tuổi (quận Phú Nhuận) bị chảy máu mũi vài lần khi đi ngoài đường.🃏 Ông đi giao hàng giữa trời nắng nhiều giờ liên tục.
Bꦑác sĩ Thục Như cho biết, qua thăm khám🔯 cho bệnh nhân không phát hiện bất thường nguy hiểm, chỉ có tình trạng viêm mũi xoang, vẹo vách ngăn kèm theo. Ngoài ông Tú có bệnh nền đái tháo đường, các bệnh nhi đều khỏe mạnh bình thường.
TP HCM và các tỉnh miền Trung Nam Bộ đang bước vào g🌠iai đoạn nắng nóng, có ngày lên tới gần 38 độ C, giờ cao điểm ngoài trời 39-40 độ C. Theo bác sĩ Thục Như, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhiệt trong cơ thể, gây mất nước, ảnh hướng đến niêm mạc vùng mũi, sung huyết dễ chảy máu. Trẻ em và người già bị ảnh hưởng nhiều bởi nắng nóng do miễn dịch yếu, dễ bị viêm mũi xoang và sự thích nghi với điều kiện khắc nghiệt kém.
Bác sĩ Thục Như cho biết, trẻ em 7-10 tuổi chưa có ý thức phòng tránh bệnh tốt, mạch máu mũi mỏng nên dễ vỡ gây chảy máu mũi. Xử trí đúng cách giúp người bệnh không nuốt phải máu gây nôn hoặc nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa, hít sặc dẫn đến tắc nghẽn đường thở gây viêm phổi hít.
Cách xử trí và phòng ngừa
Bác sĩ Thục Như hướng dẫn cách xử trí khi chảy máu mũi: người bệnh nên ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phía trước. Dùng hai ngón tay bóp chặt cánh mũi và t🍎hở ꦡbằng miệng để ngăn máu chảy ra, máu chảy xuống họng thì nhả ra, không nuốt vì sẽ gây nôn ói. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 phút để máu trong mũi đông lại. Dùng khăn ướt lau máu quanh mũi, chú ý không lau bên trong để tránh chạm vào vị trí đang bị tổn thương khiến máu chảy ra lại.
Khi sơ cứu chảy máu mũi, người bệnh không nên ngửa đầu ra sau hoặc hít máu vào. Điều này khiến máu bị chảy ngược và nuốt vào dạ dày gây ói hoặc hít sặc vào phổi. Không nên hoạt động ngay s🦩au khi vừa cầm máu, thay vào đó nên ngồi hoặc nằm yên nghỉ ngơi, vài ngày sau đó hạn chế làm việc nặng. Không nên đụng chạm vào mũi ngay sau khi vừa cầm máu để tránh chả♌y máu trở lại.
Để phòng tránh chảy máu mũi, bác sĩ Thục Như khuyên, mọi người nên hạn chế ra ngoài trời vào các giờ nắng nóng cao điểm (11-14h). Khi đi ngoài đường, mọi người mặc các loại áo chống nắng chuyên dụng, có chức nă༺ng chống tia cực tím nhưng mỏng và thoáng mát. Tránh mặc quần áo chống nắng chất liệu dày, bí khiến cơ thể ủ nhiệt dẫn đến sốc nhiệt hoặc chảy máu mũi. Hạn chế ăn, uống rượu vì chúng gây kích ứng các mao mạch trong niêm mạc mũi. Nhà cửa nên vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ.
Phụ huynh nên cho con uống nh♉iều nước, nước trái cây, hướng dẫn trẻ tránh nắng khi ra ngoài trời như đội mũ nón, đeo khẩu trang, không đi chân đất. Thực đơn hàng ngày nên tăng cường các loại rau xanh mát như mồng tơi, rau muống, rau dền; hạn chế ăn thực phẩm nóng như mì ăn liền, đồ chiên rán.
Người lớn 🤡♏tuổi không nên đi lại nhiều ngoài trời nắng, cần uống nhiều nước, dành thời gian nghỉ ngơi, tăng cường rau xanh và trái cây trong các bữa ăn, tránh ngủ trong phòng nhỏ, bí.
Cꦐhảy máu mũi do nắng nóng kh♔ông nguy hiểm nhưng có thể là triệu chứng của một số bệnh tiềm ẩn như ung thư, chấn thương hàm mặt, ... Vì vậy, người bệnh nên khám bác sĩ nếu chảy máu mũi nhiều lần trong hai tuần để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyên Phương