60-70% ca đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và sáng sớm
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhiều nghiên💧 cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với🍌 thời tiết. Các nghiên cứu tại Pháp cho thấy đỉnh cao của đột quỵ tại nước này rơi vào các tháng 2 và 4, đây là thời điểm trời lạnh nhất trong năm.
Bác sĩ Đức dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở miền Bắc thường gặp các ca nhồi🦹 máu não vào tháng 11, 12, 1. Miền Trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thườn🍷g tháng 12. Tại miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.
Bác sĩ Đức cũng cho biết thêm, khoảng 60-70% các trường hợp đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và💃 buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% .
Làm rõ cơ chế vì sao lại dễ bị đột quỵ vào mùa lạnh, bác sĩ Minh Đức cho hay, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có p𝔉hản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ t꧋hể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.
Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ t𝓰hể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tă🐟ng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.
"Việc ăn nhữn🎉g thức ăn chứa nhiều năng lượng giúp làm ấm cơ thể nhưng lại ít vận động khi trời lạnh cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ đột quỵ", bác sĩ Minh Đức chia sẻ.
Chủ động hạn chế đột quỵ mùa lạnh
Đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính, hay xảy ra rất đột ngột và hậu quả thường gây tử vong hay tàn phế về sau. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể phòng tránh được và việc điều♍ trị sớm kịp thời sẽ hạn chế được những di chứng về sau. Do đó, ngay khi có một trong các dấu hiệu sau như: tê bì một tay, một chân; nói khó, méo miệng; mờ một mắt đột ngột; đau đầu dữ dội thì nên gọi cấp cứu hay đến ngay bệnh viện gần nhất có chuyên khoa đi💎ều trị đột quỵ.
Bác sĩ Minh Đức cũng chia sẻ thêm, để phòng ngừa đột quỵꦅ ngoài việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch; sử dụng thuốc chống đông máu; có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống; thì cần một số lưu ý riêng về chăm sóc sức khỏe trong mùa l𓆏ạnh.
Nên vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút trước khi xuố🙈ng giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt ꧒độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
Việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ𝓀 bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể. Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nón☂g và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà.
Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch, cần tuân theo nguyên tắc không hoạt động quá sức. Bởi khi trời lạnh, cơ thể chúng ta phải gắng sức hơn bình thường nhằm giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Do vậy, việc đi bộ nhanh hơn bình thường gặp khi 💧gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể cũng đã là gắng sức.
Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng làm cho bản thân 🐟người u🍷ống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt.
Bác sĩ Minh Đức cũng lưu ý thêm, khi có người bị đột quỵ, chúng ta nên đặt bệnh nhân nằm xuống vị trí cố định, hạn chế di chuyển, tránh để bệnh nhân gặp phải bất cứ chấn thương nào khác lên cơ thể. Tiếp theo là nới quần áo cho bệnh nhân dễ thở, gọi cấp cứu. Người nhà không nên cạo gió, nặn chanh vào miệng. Đây là những quan niệm sai lầm, không hỗ trợ gì cho người bị đột qu⛄ỵ.
, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều tr🐽ị các bệnh về thần kinh, trong đó có khám, tư vấn và tầm soát đột quỵ. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh trúng đích, đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí cho người bệnh.
Anh Chi
Để đặt hẹn thăm khám và điều trị các bệnh về thần kinh vui lòng liên hệ hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội. Đặt lịch khám: 1800 6858
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Đặt lịch khám: 0287 102 6789
Fanpage:
Website: