Polyp đại trực tràng là một khối tế bào nhỏ hình thành trên nꦦiêm mạc đại tràn⛎g, do sự tăng sinh quá mức hoặc bất thường của niêm mạc. Đến nay, nguyên nhân cụ thể hình thành nên polyp trực tràng vẫn chưa biết rõ.
TS.BS Phạm Hữu Tùng, Phó giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho hay, dù đa số polyp trực tràng là lành tính nhưng vẫn có ⭕một số trường hợp trở thành ác tính. Polyp trực tràng có nhiều nguy cơ gây bệnh, thường không có triệu chứng. Điều này gây không ít khó khăn cho việc nhận biết bệnh và điều trị sớm. Người bệnh thường chỉ phát hiện khi nội soi đại tràng. Nếu bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn thì có thể xảy ra những triệu c🌺hứng như đi ngoài có máu, polyp sa ra ngoài khi đi tiêu hoặc tắc ruột.
Bác sĩ Tùng khuyên, người có nhiều polyp trực tràng hoặc có một vài polyp như💯ng kích thước lớn càng cần phải lưu tâm, không chủ quanไ, bởi rất có thể diễn biến thành ung thư.
Bất kỳ ai cũng có thể bị polyp trực tràng, nhất là với những người có yếu tố nguy cơ như trên 50 tuổi; thừa cân, béo phì; có tiền sử gia đình mắc polyp hoặc ung thư đại trực tràng; từng có polyp trong quá khứ; phụ nữ bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung trước 50 tuổi; có tình trạng viêm ảnh hưởng đến đại tràng; mắc b𓆏ệnh tiểu đường; mắc chứng rối loạn di truyền... Lối sống có thể góp phần vào sự phát triển của polyp trực tràng như thường xuyên hút thuốc, uống rượu, lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ; ít chất xơ...
Bác sĩ có thể chẩn đoán phát hiện tổn thương do polyp trực tràng hay các dấu hiệu của ung thư trực tràng qua thăm khám. Người bệnh còn có thể được bác sĩ chỉ định một số phương pháp chẩn đoán🥃 khác.
Nội soi: Theo bác sĩ Tùng, đây là phương pháp chẩn đoán ưu tiên hàng đầu trong chẩn đoán polyp trực tràng nhờ có độ chính xác c🐻ao. Nội soi giúp xác định các tổn thương đang có ở trực tràng, có thể thực hiện bằng ống soi cứng hoặc mềm. Phương pháp này còn giúp lấy mô mẫu để quan sát và sinh thiết kiểm tra nguy cơ là u lành tính hay ác tính trong trường hợp cần thiết.
Xét nghiệm máu trong phân: Trong giai đoạn đầu ung thư 🐷trực🦩 tràng, người bệnh có thể đi đại tiện kèm máu. Xét nghiệm máu trong phân khi mang tới kết quả chính xác hơn so với việc quan sát bằng mắt thường.
Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc chụp CT (chụp cắt lớp): Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà người bệnh cần chụp MRI hoặc chụp CT. Thông thường các phương pháp này được áp dụng với những bệnh nhân không thể nội soi nhằm xác định mức độ ung th🦹ư t꧂rực tràng sau khi đã có kết quả chẩn đoán.
Theo bác sĩ Tùng, để giảm nguy cơ bị polyp trực tràng, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng, kiểm tra sức khỏe định kỳ là cần thiết. Mọi người nên xây dựng thói quen lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Cụ thể là tăng cường chất xơ với rau xanh, trái cây, các loại hạt; hạn chế bia rượu, thuốc lá; bổ sung vitamin D, canxi theo chỉ định của bác sĩ. Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày; giữ tinh thần thoải mái, không nên chịu áp lực hoặc stress trong thời gian dài. Sinh hoạt theo giờ giấc ổn định góp phần tránh gây rối loạn tiêu hóa. Nếu gia đình có tiền sử bị polyp trực tràng, bạn nên thăm khám định kỳ.
Bác sĩ Tùng chia sẻ thêm, aspirin và thuốc ức chế COX-2 có thể được dùng để ngăn ngừa hình thành polyp mới ꧋ở người từng bị polyp. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ lạm dụng thuốc, dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Hoàng Trang