Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ (ASRM), sảy thai liên tiếp là tình trạng phôi thai hay thai nhi trước 20 tuần 𓆉tuổi bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung liên tục hai lần trở lên. Ước tính khoảng 5% phụ nữ sảy thai hai lần liên tiếp và 1% từ ba lần trở lên.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Thị Ngọc, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trường hợp sảy thai sớm trong khoảng 13 tuần đầu thai kỳ thường bắt nguồn từ phôi thai bất thường. Nếu sảy thai trên ba lần có thể là hệ quả của các ꦓvấn đề tự miễn, bất 🃏thường ở tử cung, niêm mạc tử cung, mất tương tác giữa niêm mạc tử cung và phôi thai.
Bất thường về di truyền
Khoảng 60% trường hợp sảy thai liên tiếp có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể, tജheo Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ. Những bất thường này có thể xuất phát từ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng.
Theo bác sĩ Ngọc, người bình thường có 46 nhiễm sắc thể. Nguyên nhân sảy thai thườ൩ng gặp là thai nhi có thêm một hoặc thiếu một nhiễm sắc thể. Những bất thường này xảy ra ngẫu nhiên ở 60% trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu. Phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ sảy thai do bất thường di truyền càng tăng, từ từ 10% đến 15% ở người dưới 35 tuổi lên hơn 50% với người trên 40 tuổi.
Để phát hiện sớm bất thường di truyền, các cặp vợ chồng được chỉ định xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Bác sĩ lấy khoảng 2 ml máu c💎ủa bố và mẹ mang xét nghiệm. Dựa vào kết quả, xem xét độ tuổi của bố mẹ và một số yếu tố khác, bác sĩ tư vấn phù hợp cho thai phụ. Một số trường hợp sẩy thai liên tiếp, vợ chồng có thể cân nhắc thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (IVF/PGT) để sớm có cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Bất thường tử cung
Sẩy thai liên tiếp có thể do bất thường giải phẫu tử cung. Những bất thường này có thể do 💛bẩm sinh như tử cung đôi, tử cung ⛦có vách ngăn, tử cung nhi hóa, tử cung một sừng, tử cung hai sừng...
Những khối u xơ, polyp, lạc nội mạc tử cung hoặc sẹo dính trong buồng tử cung cũng làmജ thay đổi cấu trúc tử cung, khiến phôi thai khó phát triển, dẫn đến sảy thai liên tiếp. Những vấn đề này có thể được khắc phục qua phương pháp phẫu thuật, điều trị nội tiết trước thụ thai hoặc chuyển phôi vào buồng tử cung trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), giúp tăng cơ hội có thai kỳ khỏe mạnh.
Rối loạn nội tiết
Các rối loạn nội tiết do hội chꦺứng buồng trứng đa nang, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh tuyến yên gây tăng prolactin máu, giảm chức năng giai đoạn hoàng thể, giảm hormone hướng sinh dục hCG, thiếu hụt nội tiết tố estrogen, progesteron... Nếu không điều trị các tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp. Người bệnh nên đến bác sĩ khám, tư vấn và điều tr𒅌ị hoặc kiểm soát tốt các bệnh lý này trước khi tiếp tục mang thai.
Mắc bệnh tự miễn
Phụ nữ mắc bệnh tự ♍miễn như hội chứng kháng phospholipid (APS) có nguy cơ khiến thai chậm phát triển trong tử cung và những biến chứng ng🅘uy hiểm khác như tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai liên tiếp.
Phospholipid là thành phần tạo cấu trúc tế bào. Khi mắc hội chứng này, các kháng thể trong hệ miễn dịch nhận định nhầm phospholipid là chất gây hại và tấn công nó, khiến các tế bào bị tổn thương, dẫn đến hình thành các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch. Những cục máu đông hình thành ở gai rau cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến thai bị thiếu chất dinh dưỡng, chậm phát triꦦển, sảy thai.
Nếu có tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc cá nhân, gia đình có tiền sử huyết khối mạch máu, bác sĩ đề nghị làm các xét nghiệm máu🦩 để phát hiện các vấn đề tự miễn. Từ đó, bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị trước khi mang thai để tránh những tác động của bệnh lên thai kỳ.
Nhiễm trùng đường sinh dục
Theo bác sĩ Ngọc, nhiễm trùng đường sinh dục bởi virus, vi khuẩn có thể gây ra tình trạng hỏng thai sớm do gây viêm hoặc tổn thương niêm mạc tử cung, tắc ứ dịch vòi tử cung,ꦑ viêm dính phần phụ. Phụ nữ nên tầm soát các bệnh lý như chlamydia, giang mai, bệnh lậu... trước khi mang thai hoặc sau khi có tiền sử sảy thai sớm. Đặc biệt, phụ nữ có các triệu chứng như ngứa âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu đau... cần làm xét nghiệm trước khi cố gắng thụ thai.
Môi trường sống
Tính chất công việc, môi trường sống... phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia phóng xạ... làm tăng nguy cơ sảy thai. Hút thuốc lá, uống thức uống chứa cồn hoặc caf✤feine, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây độc thai nhi, ngộ độc thực phẩm do listeriosis, salmonella... cũng ảnh hưởng đến thai kỳ.
Phụ nữ thừa cân, béo phì (chỉ số BMI cao trên 25 kg/m2) có nguy cơ sảy thai cao hơn so với người bằng tuổi, có cân nặng bình thường, ngay cả khi thực hiện hỗ trợ sinh sản. Chất béo dư thừa ở làm tăng mức estrogen ở nữ giới, từ đó làm giảm chức năng hoạt 🐎động của buồng trứng, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Để tránh nguy cơ sảy thai, phụ nữ nên xây dựng lối sống lành mạnh như không hút thuốc; hạn chế rượu bia, caffeine; ăn uống cân bằng dinh dưỡng, chọn thực p😼hẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng; tập thể dục thường xuyên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại...
Phụ nữ dự định mang thai nên bổ sung axit folic (vitamin B9) hằng ngày trước khi mang thai 2-3 tháng, giúp giảm nguy cơ s🧸ảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai ꦰnhi.
Tâm lý
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm nhẹ gây sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên theo bác sĩ Ngọc, đây là vấn đề quan trọng song hành với những thai phụ từng hoặc có nguy cơ sảy thai nhiều lần. Bệnh nhân sảy♛ thai tái diễn có xu hướng tức giận, trầm cảm, lo lắng, cảm giác đau buồn và tội lỗi. Hỗ trợ và tư vấn tâm lý giúp các cặp vợ chồng vượt qua nỗi đau tinh thần, tiếp thêm niềm tin để sớm tiếp tục một thai kỳ khác.
Nghiên cứu dựa trên 2.550 phụ nữ bị sảy thai liên tiếp từ năm 2017 đến năm 2019 tại Trung Quốc cho thấy, trầm cảm hoặc lo lắng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tái phát ở lần mang thai tiếp theo. Các chuyên gia khuyến♓ cáo nên có các biện pháp để hỗ trợ các cặp vợ chồng bị sẩy thai giảm tình trạ🐬ng đau khổ và lo lắng.
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ, có khoảng 50-75% trường hợp sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, cơ hội mang thai 💯thành công trong tương lai có thể đạt trên 50-60% tùy thuộc vào tuổi người mẹ và số lần sinh con.
Bác sĩ N💫gọc lưu ý ngay cả sau hai lần sảy thai, phụ nữ vẫn có 65% khả năng mang thai tự nhiên thành công ở lần thứ ba. Bên cạnh đó, các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại trong như trữ đông phôi, nuôi cấy phôi nang, sàng lọc phôi... cũng giúp phụ nữ sớm có cơ hội mang thai.
Trịnh Mai
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |