Dạo gần đây, có nhiều luồng ý kiến trái chiều về ngành Y nói chung. Nhân đây, tôi cũng muốn kể hai câu chuyện mà mình từng trải qua để đóng góp một khía cạnh trong bức tranh tổng thể về câu chuyện y tế công của nước✅ nhà. Đó là một lần khi tôi vào cấp cứu trong bệnh 🧜viện, và lần còn lại là khi vợ tôi đi đẻ.
Câu chuyện đầu tiên khi tôi đi cấp cứu xảy ra vào một buổi sáng sớm thứ sáu. Sáng đó tôi bị đau bụng dữ dội, nghĩ rằng mình bị ngộ độc nên tôi vào thẳng Khoa Cấp cứu (sau này tôi mới biết mình bị viêm ruột do ăn uống không ꦐđiều độ). Ban đầu, vì cứ nghĩ là mình bị nặng lắm, nhưng kh꧟i vào trong phòng cấp cứu, thấy chật kín người, trong đó có rất nhiều người đang nằm thoi thóp trên giường, tôi mới nhận ra mình không bị nặng bằng mấy người kia.
Sau khi y tá ghi thông tin cá nhân, tôi được dẫn vào một phòng nhỏ trong khu vực cấp cứu (tôi nghĩ đây là phòng họp) do bên ngoài quá đông. Trong phòng có khoảng 20 bệnh nhân, và tôi hiểu tình hình đang rất căng thẳng. Với hoàn cảnh quá tải như vậy, bản thân tôi cũng không biết mình sẽ ra sao? Sau chừng 30 phút, một nữ y tá đến và tiêm thuốc giảm đau, thuốc bao tử cho tôi và tiܫến𒐪 hành truyền nước biển. Tạm thời, tôi bớt đau hẳn, cũng không mệt lắm.
Tôi cứ ngồi đó từ 8h đến khoảng 16h mới có giường trống để ra nằm. Thời gian chờ đúng đúng là quá lâu và mệt mỏi, nhưng trong thâm tâm, tôi không trách các y bác sĩ hay bệnh viện vì rõ ràng lúc đó đâu đủ nhân viên y tế để lo hết cho từng bệnh nhân? Ai nặng thì cần được ưu tiên, ai nhẹ hơn thì cố chờ vậy, ít nhất tôi cũng được tiêm và truyền thuốc để cầm cự chờ tới 👍lượt thăm khám mà.
Trong phòng lúc đó cũng có nhiều trường hợp làm tôi rất khó chịu. Một bà ꦏchị kho🧸ảng 30 tuổi vẫn còn khá khỏe (tôi nghĩ vậy vì thấy cô ta còn đủ sức lướt Facebook và nói chuyện, kể lể đủ điều như: các bác sĩ ở đây không lo cho chị ta, chỉ cho mấy viên thuốc rồi bỏ đi, kệ bệnh nhân...).
Đến khi chịu hết nổi vì những lời nói xấu đó, tôi buộc lòng phải lên tiếng lại: "Chị còn có sức lướt web, còn sức than thở, trách móc, vậy sao không đi về nhà đi? Còn cả đống người khác đang thoi thóp ngoài kia, chưa biết sống chết thế nào, mình nhường họ một xíu không được sao? Bác sĩ cũng là người chứ đâu phải thần thánh". Tôi nghĩ lú🍸c đó cũng có khá nhiều người khác đang nhìn các bác sĩ, y tá với ánh mắt khó chịu giống như người phụ nữ kia. Nghe tôi nói vậy, họ chỉ biết im lặng.
Và trong phòng đó cũng có một người bệnh khác, tuy không nặng, nhưng nằng nặc đòi vào phòng cấp cứu vì nghĩ sẽ được khám nhanh hơn khu khám bệnh bình thường. Kết quả là chị này được bác sĩ đánh giá bệnh quá nhẹ nên sau khi ngồi chờ khoảng baಞ tiếng, một bác sĩ phải đến gặp và khuyên giải nên ra Khoa khám bệnh bình thường. Sau lần đó, tôi hiểu rằng, chỉ khi bị bệnh thật nặng thì hãy vào Khoa cấp cứu, còn nếu chỉ đau nꦆhẹ thì hãy lấy số thứ tự thăm khám bình thường, đừng làm các bác sĩ cấp cứu thêm vất vả hơn khi số lượng bệnh nhân ở đây vốn đã quá tải.
Tôi rất thông cảm với y bác sĩ vì áp lực của họ rất lớn, mà thời gian thì luôn có hạn. Giả sử như tôi là lập trình viên, khi đang làm việc mà có trục trặc kỹ thuật, tôi có thể làm việc lại với sếp ꦇhay khách hàng để gia hạn thời gian deadline. Thậm chí, khi đang làm mà mệt quá, tôi có thể đi cà phê cho đầu óc thư giãn rồi tối có thể làm bù sau. Còn với các bác sĩ đang cấp cứu c🌊ho bệnh nhân, dù có mệt đến đâu, họ cũng phải ráng làm đến cùng, chứ đâu thể bỏ ra ngoài uống cà phê một lát.
Câu chuyện thứ hai mà tôi muốn kể là lúc vợ tôi đi đẻ. Hôm đó là sáng chủ nhật, là ngày nghỉ nhưng tình trạng trong viện lúc đó vẫn đông nghẹt sản phụ chờ sinh. Tôi ngồi chờ ở ngoài và chỉ vào được vài phút để nói chuyện với vợ trong thời gian đợi sinh. Lúc đó, tôi nhìn sơ qua, đếm được có tầm chưa tới 20 hộ lý, trong khi số lượng sản phụ vào sinh gấp nhiều lần, người thì nằm, người thì đi lại, người thì ngồi ăn... cảnh tượng gói gọn trong hai từ "quá tải".
Trong sáng đó, có một sản phụ không may đẻ rơi trong nhà vệ sinh. C๊huyện đồn rần rần ở ngoài khu chờ. Sau đó, tôi nghe vợ kể lại là người đó là một cô gái khá nhút nhát, không dám hỏi han y bác sĩ, cứ ráng chịu đau, thấy đau bụng thì vào nhà vệ sinh, không ngờ lại sinh luôn trong đó. Cũng may, thời điểm đó, nghe tiếng hô hoán, các hộ lý lập tức chạy vào phụ đỡ đẻ ngay trong toilet. Em bé được đỡ ra ngoài rất gọn gàng chứ không bị biến chứng gì.
Đó là diễn biến trong phòng sinh, còn bên ngoài khu chờ, người nhà sản phụ trên nhốn nháo, họ thi nhau chửi bới các bác sĩ, y tá thiếu trách nhiệm, để con dâu họ đẻ rớt trong toilet. Tôi nghe mà chỉ biết ng🎃ao ngán, vừa thương cho các nhân viên y tế, vừa giận cho thái độ thiếu hiểu biết của người nhà bệnh nhân.
>> Bác sĩ khám bệnh kiểu 'đọc phim kê đơn thuốc'
Đúng là trong ngành Y, cũng có nhiều y, bác sĩ rất tệ. Có người nuôi bệnh, chỉ cho bệnh nhân thuốc cầm chừng. Tôi cũng từng gặp trực tiếp những🅷 người như thế, điển hình như hai bác sĩ đã khám cho con tôi. Vừa vào khám, họ đã hỏi han, thăm dò xem nhà tôi ở đoạn nào, có gần nhà họ không, rồi "ân cần" gửi danh thiếp có địa chỉ phòng khám tư của họ. Thấy nhà cũng khá xa bệnh viện, nên tôi cũng thử cho con đi khám tư cho gần. Và cách họ thăm khám cho con tôi là kê thật nhiều thuốc. Đương nhiên, cứ có thuốc là con tôi đỡ hơn, nhưng sau đó không lâu lại sốt lại, họ lại, sổ mũi. Và cách giải thích của họ là "con nít đề kháng yếu, đi học tụi nó lây cho nhau".
Đến khi tôi tới một phòng khám khác, gặp một bác sĩ có tâm, người này có chẩn đoán khác và giải thích cho tôi rõ ràng nguyên nhân bệnh, hướng dẫn tôi cách rửa mũi cho con, theo dõi diễn biến bệnh. Tôi thực hiện theo trong vòng hai tháng thì con tôi hết bệnh hẳn, không còn tái phát. Sau này, khi con tôi bệnh gì, tôi lại đưa đến đó khám, lần nào cũng chỉ lấy vài viên thuốc, nhưng được nghe hướng dẫn điều trị rất cụ thể, hầu như không bao giờ phải tái khám mỗi tuần hai lần như những bác sĩ trước đó. Vậy mới nói, làm ngành nào cũng có người tốt, người xấu, chúng ta đừng "vơ đũa cả nắm".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.