Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một căn bệnh nguy hiểm, thường để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đột quỵ đang ngày càng trở nên phổ biến ở cả 🎶những người♌ trẻ tuổi. Tuy vậy, việc cảnh giác về bệnh chưa được quan tâm đúng mức.
Bác sĩ Minh Đức tư vấn về nhữ✨ng vấn đề liên quan đến đột quỵ có thể chưa nhiều người hiểu rõ và qua đó góp phần giúp phòng ngừa, điều trị.
Các dấu hiệu sớm của đột quỵ: Có thể xuất hiện đột ngột, trước thời điểm diễn ra đột quỵ chỉ vài phút. Tuy vậy, có nhiều trường hợp các dấu hiệu này diễn ra sớm hơn trước vài giờ. Các dấu hiệu sớm này có thể bao gồm: thay đổi giọng nói, khó có thể nói được tròn vành rõ chữ, nói bị dính chữ, nói ngọng; cử động khó khăn, không nâng được hai tay qua đầu cùng lúc, yếu liệt một bên cơ thể hoặc cả hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có thể thấy mộ🐷t bên mặt chảy xệ, cười méo mó, khuôn mặt mất cân đối, yếu liệt mặt; mất𒅌 thị lực đột ngột, mắt trở nên mờ, đau đầu dữ dội, không thuyên giảm.
Đột quỵ khi đang ngủ: cho biết, nhiều người buổi tối trước khi ngủ vẫn bình thường nhưng đến sáng thì hôn mê hay yếu liệt tay chân. Một người vẫn có nguy cơ bị đột quỵ giữa đêm trong khi đang ngủ. Tình trạng này được gọi là đột quỵ khi thức dậy và chiếm khoảng 14% trong tổng số các ca đột quỵ. Đột quỵ khi đang ngủ rất nguy hiểm bởi không thể phát hiện được những dấu hiệu đột quỵ để có thể sớm can thiệp trong thời gian "vàng" (tốt nhất là trong vòng 4, 5 giờ sau khi bị đột quỵ🐻 hoặc càng sớm càng tốt). Điều này làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.
Đột quỵ mà không biết: có thể không được phát hiện nếu✅ đây chỉ là cơn đột quỵ nhẹ, thoáng qua khiến mô bị tổn thương nhẹ hoặc các mô bị tổn thương là những mô phục vụ cho các chức năng cao cấp (không phải các chức năng thông thường mà chúng ta có thể nhận biết) như chức năng tính toán, tình cảm, cảm xúc... Tình trạng đột quỵ này có thể phát hiện thông qua hình ảnh khi chụp CT hoặc MRI não.
"Điều nguy hiểm là sau cơn đột quỵ nhẹ mà bạn không thể nhận biết thì trong vòng vài giờ hay vài ngày sau (thường trong tuần lễ đầu tiên) thì༒ bệnh tiến triển nặng dần có thể gây liệt nửa người không thể vận động hay rơi vào hôn mê. Do đó, người bệnh không nên chủ quan", bác sĩ Minh Đức nói.
Biến chứng đột quỵ đa dạng: Các biến chứng quen thuộc của đột quỵ như gây chết người nếu nặng, nhẹ là liệt toàn thân hoặc một bên, mất hoặc giảm khả năng đi lại, mất khả năng ngôn ngữ, gặp khó khăn khi nhai nuốt... Đột quỵ có thể dẫn đến những biến chứng ít người biết như phù não ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và máu lên não; viêm phổi do nằm lâu một chỗ biểu hiện bằng khó thở, ho có đờm, sốt, ớn lạnh... Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gặp với các triệu chứng như nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu, cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới...🔥 Ngoài ra còn có động kinh do các tế bào não bị tổn thương; huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra tắc nghẽn mạch máu ở phổi, tim, não...
Tùy theo tình trạng đột quỵ do nguyên nhân thiếu máu não hay chảy máu não và thời gian người bệnh được cấp cứu điều trị mà biến chứng cũng sẽ khác nhau. Càng💝 sớm nhận biế🎐t các dấu hiệu và điều trị kịp thời thì càng tăng tỷ lệ sống sót, hạn chế được các biến chứng nặng.
Bác sĩ Minh Đức khuyến cáo, mọi người nên xây dựng lối sống khoa học như hạn chế rượu, không hút thuốc, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, thường xuyên tập luyện thể dục, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Người có các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... cần điều trị các bệnh này. Một trong những cách đơn giản nhất để phòng tránh là tầm soát đột quỵ định kỳ. Tùy theo đối tượng, ví dụ chưa từng bị đột quỵ hay đã có tiền sử bệnh, mắc kèm các bệnh lý nền khác... sẽ có các hạng mục tầm soát 🍒khác nhau.
Kim Dung