Chạy thận nhân tạo ✃là hình thức điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp nhằm kéo dài sự sống, chờ đợi ghép thận. Máu của người bệnh sẽ đi qua một máy lọc với lưu lượng khoảng 200-400 ml/phú🃏t để tách các thành phần có hại và trả máu sạch về lại cơ thể. Quá trình lọc máu này có thể kéo dài 4-8 giờ với tần suất 3-4 lần một tuần (ít nhất 12 giờ/tuần), tùy theo thể trạng và việc tuân thủ điều trị, chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Nhật, Trung tâm Tiết niệu thận học, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, người chạy thận nhân tạo phải đối diện với rất nhiều nguy cơ về sức khỏe. Cụ thể như mất cân bằng nội môi gây tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp tư thế với biểu hiện buồn nôn, suy kiệt; thiếu máu do thiếu sắt; thiếu hụt vitamin nhất là nhóm vitamin tan trong nước. Người chạy thận nhân tạo còn dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp do loãng xương, nhuyễn xương, gãy xương, cứng khớp, đau khớp... Bệnh tim mạch cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu ở người suy thận giai đoạn cuối, phần lớn gây tử vong 💟sớm cho người bệnh.
Vì thế, để chăm sóc tốt người chạy thận nhân tạo, bác sĩ Hữu Nhật lưu ý người bệnh và thân nhân nên cân nhắc về việc đi lại, nếu lọc máu tại bệnh viện. Tố🌱t nhất là sắp xếp cuộc hẹn trước để đảm bảo có🐈 giường bệnh và cần có người thân bên cạnh hỗ trợ, đặc biệt là người cao tuổi, người khuyết tật. Cần trao đổi với bác sĩ điều trị về lịch xét nghiệm máu định kỳ hàng tháng và điều chỉnh đơn thuốc khi cần.
ở người giai đoạn cuối là phương pháp du🐻y trì sự sống cho người bệnh đến khi được ghép thận hoặc đến cuối đời. Trong quá trình chạy thận, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, sụt cân, buồn bã, lo lắng... nên cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, giúp tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lư𝓀ợng cuộc sống, bác sĩ Hữu Nhật nhấn mạnh.
Ở người chạy thận nhân tạo, việc theo dõi cân nặng rất quan trọng nhằm phát hiện và xử lý sớm tình trạng g💝iữ nước. Người bệnh sẽ được cân trước và sau khi chạy thận, theo dõi cân nặng hàng ngày tại nhà. Khi ng꧒ười bệnh tăng cân nhanh hơn bình thường giữa các lần điều trị, cần báo ngay cho bác sĩ.
Biến chứng nhiễm trùng là một trong những điều đáng lo ngại của người chạy thận nhân tạo. Do đó người bệnh cần phải chú ý chăm sóc cầu tay (đường vào của mạch máu dùng để chạy thận. Người bệnh và người chăm sóc nên vệ sinh vùng này bằng xà phòng, nước ấm hàng ngày và trước khi lọc máu. Đặc biệt lưu ý nếu xảy ra tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy máu... Thao tác sinh hoạt nhẹ nhàng, không mặc quần áo chật, tránh đeo trang sức, không cầm đồ nặng để tránh làm tổn thương vùng cánh tay, không lấy máu hoặc đo huyết áp trên cánh tay có mổ cầu tay chạy thận. Sau khi tháo kim, hãy ấn nhẹ tay vùng này để cầm máu. Nếu máu chảy nhiều hoặc rò rỉ trong 30 phút𒁃 không cầm, nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Dinh dưỡng giúp cải thiện kết quả chạy thận và sức khỏe tổng thể của người . Người bệnh cần theo dõi lượng nước nạp vào, chất đạm, kali, phốt pho... Đặc biệt, cần phải tuân thủ chế độ ăn ít muối. Mỗi ngày, người suy thận mạn chỉ được ăn tối đa 2 gam muối để tránh tạo thêm áp lực cho thận. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ🅘 dinh dưỡng để được xây dựng chế độ ăn phù hợp, tùy theo cân nặng, sở thích,🧸 tình trạng sức khỏe khác như tiểu đường hoặc huyết áp.
Để tăng cường𓂃 sức kh🦹ỏe và cải thiện tâm trạng, người đang chạy thận nhân tạo vẫn có thể tập thể dục hàng ngày. Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ... nhằm cải thiện chức năng tim, kiểm soát huyết áp, tăng sức mạnh cơ... Trước khi tập, người bệnh nên trao đổi với các chuyên gia cơ xương khớp để được hướng dẫn chi tiết, đảm bảo an toàn.
Hân Thái