Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, , Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, không phải cha mẹ nào cũng biết cách rửa mũi cho con an toàn và hiệu quả. Nhiều phụ huynꦬh không biết mình đang dùng dụng♏ cụ và phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ sai cách.
Dùng xi lanh
Xi lanh là dụng cụ phổ biến mà cha mẹ thường dùng để rửa mũi cho con. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyên, rửa mũi bằng xi lanh là phương pháp không an toàn, dễ gây tổn thương cho trẻ. Xi lanh có áp lực cao🙈, nếu cha mẹ không có khả năng kiểm soát lực có thể tạo lực quá mạnh gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ hoặc có thể gây phù nề. Nếu thì tình trạng này có thể càng kéo dài hơn. Xi lanh áp lực cao cũng có thể đẩy nước rửa vào vòi nhĩ và tai giữa gây viêm tai giữa, đáng lưu ý có thể gây sặc rất nguy hiểm khiến nước vào đường thở, vào phổi.
Nếu trẻ từng bị sặc sẽ rất sợ mỗi khi nhìn thấy cha mẹ chuẩn bị dụng cụ để rửa mũi. Sợ hãi sẽ tạo thành phản ứng bảo vệ khiến trẻ căng cứng mình, gào khóc, lại dẫn đến sặc hoặc rửa mũi khôn❀g thành. Nhiều phụ huynh có thói quen dùng lại xi lanh, không đảm bảo vô khuẩn, nếu không cẩn thận dễ gây trầy xước mũi trẻ, ▨chảy máu sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, mắc các bệnh khác. Thay vì dùng xi lanh, phụ huynh nên rửa mũi cho trẻ bằng cách nhỏ trực tiếp dung dịch vào mũi hoặc dùng bình bơm rửa chuyên dụng.
Dùng nước muối tự pha
Một số người thường có thói quen tự pha nước muối để rửa mũi cho trẻ mà không dùng nước muối sinh lý hoặc💎 dung dịch rửa mũi khác. Việc pha nước muối thật mặn vì cho rằng nước muối mặn sẽ làm sạch mũi, diệt vi khuẩn tốt hơn là sai lầm nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Nguyên, nước muối tự pha không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ do muối dùng để pha có thể lẫn nhiều tạp chất có hại. Khi tự pha nước muối, phụ huynh khó đảm bảo được nồng độ chính xác, nếu pha quá mặn, nồng độ quá mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Nước muối có nồng độ mạnh (lớn hơn 0,9%) có đặc tꦐính hóa học háo nước nên sẽ luôn hút nước của tế bào sống (vi khuẩn và tế bào người). Dùng nước muối đậm đặc, nồng độ cao sẽ hút nước, làm khô tế bào là nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc mũi.
Phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý để an toàn 🍬cho trẻ bởi sản phẩm này được cấp phép, kiểm nghiệm của cơ ♏quan y tế, đủ điều kiện sử dụng.
Dùng nước muối sinh lý để lâu
Lưu ý sau khi khui n🐠ắp sản phẩm, bạn nên đảm bảo vệ sinh vùng nắp tránh tiếp xúc bề mặt da hoặc vào các dụng cụ khác vì sẽ tạo cơ hội lây lan vi khuẩn từ ngoài vào chai nước muối sinh lý. Thời g🀅ian khui nắp sản phẩm đến lúc xài hết càng ngắn thì càng giảm nguy cơ bội nhiễm và thường không nên quá 3-5 ngày.
Để trẻ nằm ngửa
Trẻ nhỏ thường khó phối hợp với cha mẹ để rửa mũi mà thường có những hành động phản kháng. Do đó, phụ huynh thường để trẻ nằm ngửa để dễ thực hiện và kiểm soát🧸 trẻ tốt hơn. Bác sĩ Nguyên cho biết, đây là sai lầm mà rất nhiều phụ huynh mắc phải.
Trẻ nằm ngửa rửa mũi, nhất là trong tình trạng trẻ gào khóc, phản kháng dễ dẫn đến bị sặc, có khả năng sặc ngược vào phổi. Khi sặc trẻ thường có phản xạ nuốt xuống theo tự nhiên dễ dẫn đến nước tràn lên tai, . Nếu cha mẹ gây đau, sặc k📖hiến trẻ ám ảnh, tạo cảm giác sợ hãi khi rửa mũi, khó để thực hiện lần tiếp theo.
Bạn nên chuẩn bị một tấm lót hay khăn lên giường, sau đó để trẻ nằm nghiêng đầu gối trên tấm lót. Khi rửa mũi, cố định đầu trẻ nhẹ nhàng bằng cách đặt tay lên đầu, tránh để trẻ quấy khó🌺c.
Không làm sạch chất nhầy
Việc làm sạch, lấy chất nhầy ở mũi sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng, sạch sẽ và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, một số phụ huynh khi rửa mũi cho trẻ lại không làm sạch hết chất nhầy ở mũi🍒. Sau khi rửa mũi, cha mẹ thường chỉ lau thấm bên ngoài mà không hút mũi khiến dịch nhầy bên trong không được lấy ra hết, ứ đọng khiến tình trạng nghẹt mũi, viêm nhiễm kéo dài.
Để làm sạch mũi ngoài việc rửa mũi, bác sĩ Nguyên khuyên nênඣ sử dụng kèm theo các dụng cụ hút mũi hoặc dùng khăn lau hết chất nhầy trong mũi. Sau khi rửa mũi, ba mẹ không nên bảo trẻ xì mũi mạnh để tống nước ra ngoài mà thay vào đó nhắc trẻ xì mũi nhẹ nhàng từng bên. Nếu sau khi rửa mũi, trẻ còn cảm giác nước đọng lại trong mũi, ba mẹ có t🦩hể cho con nằm xuống khoảng 5-10 phút, dịch trong mũi xoang sẽ chảy xuống họng và con có thể nuốt hoặc nhổ ra (lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và khi trẻ tỉnh táo vì khi ấy phản xạ nuốt ổn định).
Không rửa tay trước khi rửa mũi
Thói quen không vệ sinh tay trước khi rửa mũi cho trẻ sẽ ảnh hưởng sức khỏe của con. Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều đồ dùng, vật dụng nên chứa rất nhiều bụi 🃏bẩn, vi khuẩn gây bệnh. Khi tiếp xúc với mũi trẻ, phụ huynh có thể gây thêm bệnh 🐼truyền nhiễm cho trẻ do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Để đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn sức khỏe, cha mẹ nên rửa tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ.
Rửa mũi quá nhiều lần
Khi trẻ gặp tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, cha mẹ thường có tâm lý rửa mũi nhiều lần để mau chóng khỏi. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên khuyên chỉ nên hút mũi cho trẻ khoảng 3 lần một ngày và trước khi thực hiện cha mẹ nên nhỏ 1-3 giọt nước muối sinh lý để chất nhầy ở mũi loãng hơn, thuận tiện cho việc hút rửa. Phụ huynh cũng không nên hút mũi cho trẻ bằng miệng bởi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi do lực hút mạnh. ❀Việc làm này cũng có thể gây 🌳lây nhiễm chéo bệnh từ miệng, đồng thời để lại tâm lý sợ hãi cho trẻ.
Để vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách, phụ huynh nên làm ấm dụng cụ, rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay🦄 trước khi thực hiện và để trẻ nằm nghiêng. Dùng chai hoặc bình rửa mũi nhỏ hoặc xịt rửa từng bên đến khi dịch nhầy được đẩy sang bên đối diện. Nếu dịch nhầy đặc thì dùng máy hút, bơm hút sau rửa 2-3 phút. Dùng khăn mềm hoặc khăn giấy để lau dịch, nước muối chảy ra và lau lại mũi sau khi rửa để chất nhầy được ra hết.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, trường hợp trẻ bị chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời, phòng biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, phụ huynh nên cẩn trọng khi vệ𝓡 sinh mũi cho con, nhất là trẻ sơ sinh, nhỏ tuổi cần được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn.
Mai Cát