Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 6/12 cho biết 4 doanh nghiệp Trung Quốc lọt danh sách 25 tập đoàn quốc phòng bán được nhiều vũ khí nhất thế giới. Trung Quốc cũng vượt Nga và nhiều nước châu Âu để trở thàn꧃h quốc gia bán vũ khí nhiều thứ hai thế giới trong 5 năm qua, chỉ sau Mỹ.
Thống kê cho thấy trong tổng cộng 361 tỷ USD vũ khí và dịch vụ quân sự được bán trong n🔥ăm ngoái, 4 doanh nghiệp Trung Quốc thu về 56,7 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 13,9 tỷ USD mà hai tập đoàn quốc phòng Nga thu được từ các hợp đồng vũ khí. Mỹ vẫn đứng đầu với 12 tập đoàn, thu về 221,2 tỷ USD, chiếm 61% giá trị danh sách.
Theo các chuyên gia của SIPRI, nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hiện đại hóa quân đội giúp Trung Quốc trở thành nhân tố chính trên thị trường vũ k🐭hí toàn cầu🐓.
Trung Quốc t🧜ừng "nhập siêu" vũ khí, với gần 2,9 tỷ USD vũ khí nhập khẩu vào năm 2006, nhưng chỉ xuất khẩu được hơn 668 triệu USD. Nhưng từ năm 2010, xu hướng bắt đầu đảo chiều, khi nước này xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD vũ khí, trong khi nhập khẩu 1,1 tỷ USD. Đến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc là gần 2,4 tỷ USD, cao hơn gấp đôi vũ khí nhập khẩu.
Phần lớn vũ khí của Trung Quốc được bán cho c💙ác quốc gia láng giềng. Trong giai đoạn 1990-2000, khoảng 82,8% vũ khí Trung Quốc xuất khẩu cho thị trường châu Á. Xu hướng này tiếp tục diễn ra khi Trung Quốc lọt nhóm quốc gia đứng đầu thị trường vũ khí.
61,3% doanh số bán vũ khí của Trung Quốc năm 2008 đến từ thị trường Pakistan, Banglad🍎esh và Myanmar. Một số nước châu Á khác tăng mua 14% vũ khí của Trung Quốc.
Năm 2008, các nước Đông Nam Á mua 386 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc, nhưng con số này tăng lên 1,3 tỷ USD năm 2018, trước khi giảm xu🐓ống 759 triệu USD hai năm sau. Mỹ cùng kỳ bán được 13,8 tỷ USD vũ khí cho khu v♔ực.
Quan hệ quân sự chặt chẽ khiến Trung Quốc trở thành bên cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Pakistan, chủ yếu do hợp tác ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Islamabad trong các sáng kiến chống khủng bố. Trung bình Trung Quốc bán được 584 triệu USD vũ khí mỗi năm cho Pakistan trong giai đoạn 2009💞-2018.
Các thương vụ khác như hộ vệ hạm Type 054AP cùng🅰 chương trình hợp tác phát triển tiêm kích JF-17 cho🅠 thấy hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và Pakistan, đặc biệt trong bối cảnh hai quốc gia đều tranh chấp biên giới với Ấn Độ.
Bangladesh là thị trường vũ khí lớn thứ hai của Trung Quốc với các lô hàng trị giá 1,93 tỷ USD năm 2008-2018, chiếm 71,8% thương vụ của ♒quốc gia Nam Á trong giai đoạn này. Thị trường vũ khí lớn thứ ba của Trung Quốc ở châu Á là Myanmar với các thương vụ trị giá 720 triệu USD.
Nỗ lực mở rộng vị thế tại châu Phi giúp Trung Quốc tăng doanh thu bán vũ khí cho khu vực nà𒀰y. Các quốc gia châu Phi từ năm 2008 mua khoảng 3,2 tỷ USD vũ khí Trung Quốc, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch. Trong khi đó, Nga v𓃲ẫn dẫn đầu tại châu lục này với doanh số 14,6 tỷ USD, còn Mỹ bán được 5,6 tỷ USD.
Vũ khí Trung Quốc được đánh giá ngày càng trở nên hấp dẫn "do tính hiệu quả xét trên chi phí" và đồng thời không đòi hỏi nhiều điều kiện chính trị đi kèm, dù bị đánh giá là "kém tiên tiến hơn" khí tài của nhiều nước. Bộ Quốc phòng Trun🐽g Quốc khẳng định vũ khí nước 🎀này "rẻ hơn các nhà cung cấp hàng đầu thế giới song vẫn sở hữu năng lực tiên tiến".
Trung Quốc đã điều chỉnh các quy định trong nước để đáp ứng những công nghệ mới nổi, cho phép doanh nghiệp nội địa lấp khoảng trống do các nhà cung cấ✅p khác để lại. Mỹ từ lâu đi đầu trong phát triển máy bay không người lái (UAV) song hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài, khi xếp khí tài này vào danh mục như tên lửa hành trình tầm xa, vũ khí vốn bị giới hạn bán cho quốc gia khác.
Điều này khiến Trung Quốc trởꦅ thành một trong các bên xuất khẩu U🧔AV chủ lực, với khách hàng bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE), Arab Saudi và Ai Cập. Serbia hồi tháng 9/2019 thông báo sẽ mua 9 chiếc Dực Long, trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên mua UAV của Trung Quốc.
Khả năng sản xuất ngày càng cao cũng giúp doanh thu của các hãng vũ khí Trung Quốc tăng, khi nước này giảm mua vũ khí nước ngoài để chuyển sang hàng nội địa. Vào thập niên 2000, Nga là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Trung Quốc với doanh số trung bình 2,6 tỷ USD mỗi năm, song giảm x🐓uống trung bình 816 triệu USD mỗi năm vào giai đoạn 2010-2018.
Chiến lược sao chépཧ và chuyển nhượng công nghệ giúp 𓆏các hãng vũ khí Trung Quốc phát triển hoặc "làm nhái" sản phẩm dựa trên mẫu có sẵn của nước ngoài. Trong số này bao gồm tiêm kích J-11 được sản xuất dựa trên Su-27 mua từ Nga hồi đầu những năm 1990, hoặc tên lửa phòng không HQ-9 có thể "lấy cảm hứng" từ S-300.
Tăng trưởng kinh tế liên tục trong thời gian dài của Trung Quốc cũng góp phần nâng cao khả năng sản xuất vũ khí nội địa. Trung Quốc được đánh giá là chi nhiều tiền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển vũ khíꦗ ♊hàng đầu thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.
Cách thức Trung Quốc nhập khẩu vũ khí những năm qua cũng thay đổi. Trung Quốc trước đây thường mua toàn bộ hệ thống vũ khí, vốn có giá thành đắt đỏ, song nay chỉ chọn mua các thành phần quan trọng nhất để trang bị cho các nền tảng🍃 được thiết kế và chế tạo trong nước.
Trong giai đoạn 1997-20🧔01, Trung Quốc mua 79 tiêm kích Nga cùng 4 động cơ máy bay. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2012-2019, nước này mua tới 420 động cơ, nhưng chỉ nhập 24 tiêm kích Su-35 của Nga.
Trung Quốc đã sao chép một số loại tiêm kích quan trọng của Nga với tính năng gần như tương đương, nh𒁃ưng vẫn cần nhập khẩu động cơ, do nước này gặp khó khăn trong chế tạo động cơ nội địa, công nghệ được ví như "trái tim" của bất cứ loại máy bay chiến đấu nào.
Ukraine, quốc gia thừa hưởng nhiều công nghệ từ thời Liên Xô, là một trong các bên cung cấp động cơ quan trọng cho Trung Quốc. Ukraine năm 2011 bán cho Trung Quốc 250 động cơ cho máy bay huấn luyện và chiến 🔥đấu, 50 🧜động cơ diesel cho xe tăng.
Phần lớn đơn hàng Trung Quốc đặt Pháp là động cơ, ví dụ động cơ diesel 🐟16PC2.5 và 12PA6 dành cho các chiến hạm. Trung Quốc thậm chí còn được cho là đã mua động cơ trực thăng 𓄧dân sự của Pháp để sử dụng cho mục đích quân sự.
Với các chính sách này, doanh số vũ khí Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, góp phần làm gia tăng thêm sức ép cạnh tranh với Mỹ. Nan Tian, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, cho rằng cá🎃c công ty vũ khí Trung Quốc là bên hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình hiện đại hóa của quân đội nước này, nhưng sự tăng trưởng của họ cũng có thể vấp phải phản ứng địa chính trị quyết liệt hơn từ phía Mỹ.
Nguyễn Tiến (Theo SIPRI)