"Tôi may mắn khi có quả thận mới khỏe mạnh vừa được l𒐪àm mẹ một lần nữa", chị Nhi chia sẻ khi bế con gái mới hơn một tháng tu🔴ổi hôm 8/10.
TTƯT.BS.CKII Tạ Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Trưởng khoa Nội thận - Lọc m🌠áu, Bệnไh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chị Nhi là trường hợp đầu tiên tại đây sinh con sau khi ghép thận.
"Không có chống chỉ định mang thai 🌟với phụ nữ ghép thận, nhưng thông thường bác sĩ không khuyến khích do quá trình mang thai, cả mẹ và bé gặp nhiều rủi ro", bác sĩ Dung nói. Người ghép thận như chị Nhi phải uống thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để ngăn cơ thể đào🎃 thải thận mới ghép. Việc mang thai rất nguy hiểm bởi thuốc có thể gây sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh... Thai phụ có thể bị rối loạn và suy giảm chức năng thận, dẫn đến loãng xương, huyết áp cao, tiểu đường... Nếu thay đổi thuốc không chuẩn sẽ tăng nguy cơ đào thải thận mới ghép, đe dọa sức khỏe và tính mạng người mẹ.
Chị Nhi bị suy thận mạn vào năm 2016, khi con đầu lòng 6 tuổi. Sau ba năm điều trị bảo tồn chức năng thận, chị chuyển sang chạy thận nhân tạo. Bác sĩ cho hay phụ nữ mắc bệnh thận mạn hay đang chạy thận nhân tạo gần như không thể mang thai do chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, thậm chí không có kinh, không rụng trứng, giảm ham muốn tình ⛦dục...
May mắn cùng năm đó, chị được ghép thận thành công, không cần chạy thận. Sức khỏe dần phục hồi, chức năng quả thận ghép và các cơ quan khác dần ổn định, chu kỳ kinh nguyệt trở lại, chị ấp ủ hy vọng làm mẹℱ thêm một lần nữa.
Để giúp chị Nhi mang thai, bác sĩ Dung cùng êkíp khoa Nội thận - Lọc máu nỗ lực tìm ra phác đồ thuốc mới cân bằng, ít tác dụng phụ nhất, vừa đảm bảo an toàn cho em bé, vừa bảo tồn được chức năng quả thận ghép và sinh🧔 mạng của mẹ. Bác sĩ thống nhất nếu trong hai năm thay đổi thuốc mà người bệnh không có thai, chị Nhi sẽ không sinh thêm con để bảo toàn sức khỏe sau ghép 🌟thận.
Mỗi ngày, chị Nhi được bác♌ sĩ hướng dẫn uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng hai lần sáng - tối. Định kỳ hàng tháng, chị đến bệnh viện tái khám. Ngoài các xét ngꦓhiệm chức năng thận thường quy (urê máu, creatinine huyết thanh...), chị xét nghiệm nồng độ thuốc chống thải ghép trong máu để theo dõi mức độ phù hợp với thuốc và khả năng hấp thu thuốc.
Sau ba tháng sử dụng phác đồ thuốc mới, sức khỏe và chức năng thận ổn định, bác sĩ đồng ý cho chị thụ thai tự nhiên. Vài tháng sau, chị Nhi có tin🌃 vui, bác sĩ Dung liên hệ Trung tâm Sản Phụ🌜 khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, để phối hợp theo dõi chăm sóc thai kỳ và em bé đặc biệt này.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Quý Khoa, Phó khoa Sản, cho biết nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ ghép thận, suy thận cao hơn hẳn phụ nữ bình thường. Do đó, xuyên suốt thai kỳ, tất cả thông tin sức khỏe mẹ và bé như chức năng thận, phác đồ thuốc sử dụng, chỉ số huyết áp, thay 💞đổi về ꧂thai nhi... được cả hai khoa trao đổi thường xuyên nhằm có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp cho từng giai đoạn.
Hàng tháng, chị tái khám đồng thời ở khoa Sản và khoa Nội thận - Lọc máu. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, chị được theo dõi chặt chẽ để tầm soát nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ - biến chứng thường gặp ở thai phụ và thai nhi. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gây bong nhau, đột quỵ, suy đa tạng... Với thai nhi, các tình trạng thai chậm phát triển൲ trong tử cung, sinh non, chết lưu..ꦦ. xảy ra với tỷ lệ cao hơn.
Từ tháng thứ 6, nhịp độ tái khám thai là 1-2 tuần một lần để theo dõi chặt hơn chức năng thận của mẹ và sức khỏe của thai nhi. Theo bác sĩ Khoa, đây là giai đoạn có nhiều thay đổi lớn trong quá trình thai nhi phát triển, dễ phát sinh biến chứng với sức khỏe người mẹ. Một trong biến chứng nguy hiểm nhất là tiền sản giật, đặc trưng bởi hiện tượng huyết áp tăng cao kèm tiểu đạm, có thể cướp đi sinh mạng người mẹ và em bé. Nguy cơ tiền sản giật cao hơn ở người mẹ có bệnh nền về thận hoặc ghép thận như chị Nhi.
Vào tuần thai thứ 38, huyết áp chị Nhi tăng vọt lên 163/100 mmHg. Bác sĩ khoa Sản hội chẩn với bác sĩ Nội thận - Lọc máu, đánh giá giai đoạn này thai nhi đã phát triển ổn định, đủ khả năng sống tốt ở môi trường bên ngoài. Các bác sĩ thống nhất mổ lấy thai, bảo đảm a🍬n toàn cho sức khỏe bé và chức năng thận ghép của mẹ.
Đầu tháng 9/2024, con gái chị Nhi chào đời, nặng 3,42 kg. Còn người mẹ được chuyển đến khoa Nội thận - Lọc máu để theo dõi chức năng thận ghép. Sau 5 ngày🔯, chị Nhi mới được gặp con và xuất viện. Chị tiếp tục tái khám định kỳ hàng tháng để theo dõi chức năng thận.
Tại Việt Nam, là một trong các bệnh mạn tính thường gặp với khoảng 10 triệu người mắc, chiếm k🎀hoảng 10% dân số, đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Theo bác sĩ Dung, ghép thận là phương pháp♓ điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả, tăng cơ hội sống lâu, giúp người bệnh có thể trở về cuộc sống như bình thường, tức có ꧒thể làm việc, có con... Phụ nữ ghép thận muốn mang thai cần nhiều yếu tố. Thời điểm mang thai an toàn là từ một năm trở lên sau khi ghép thận, nhưng không được quá lâu do chức năng thận ghép có thể suy giảm theo thời gian, kéo theo suy giảm chức năng các cơ quan khác như tim, gan, phổi... Người bệnh cần được sử dụng thuốc chống thải ghép thận phù hợp, an toàn hơn cho mẹ và bé. Trong tối thiểu ba tháng đổi thuốc, chức năng thận duy trì ổn định mới có thể mang thai.
Phác đồ thuốc cần xây dựng theo hướng cá thể hóa do từng ng🐲ười bệnh phù hợp với các loại thuốc khác nhau. Liều lượng thuốc chống thải ghép căn cứ vào khả năng hấp thu, có thể điều chỉnh tùy từng thời điểm. Trong khi mang thai, người bệnh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ về lịch tái khám, lịch và liều lượng dùng thuốc... Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ khoa Sản và bác sĩ khoa Nội thận - Lọc máu nhằm đảm bảo sức khỏe suốt thai kỳ đến lúc sinh nở.
Thắng Vũ - Hữu Dung
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |