Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải không ngừng học tập, luôn chạy theo những điều mới để bắt kịp với thời đại. Theo thống kê, có đến gần 80% trẻ không được ngủ đủ giấc, luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải dùng các loại thuốc hỗ trợ để giải tỏa tinh thần. Vậy áp lực học tập đến từ đâu?
Độc giả Linhhoang cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến những áp lực cho học sinh là bởi sức ép và sự kỳ vọng từ phía cha mẹ: "Sau một thời gian dài làm gia sư cho các em học sinh, tôi nhận ra không hẳn là hệ thống thi cử trường công quá áp lực, mà ch🤪ính gia đình các em chưa có cách tiếp cận phù hợp. Các học sinh của tôi có em học trường tư, trường quốc tế, có em chỉ học với giáo viên nước ngoài từ nhỏ, không hề học chương trình công,🐼 nhưng cũng phải học hành rất vất vả, thế nên không thể chỉ đổ lỗi cho chương trình học.
Thực tế, chương trình học của các em A-level rất khó và rộng, kiến thức một số môn ngang bằng chương trình đại học năm 2, không hề có chuyện học kiểu Tây dễ hơn kiểu ta như mọi người lầm tưởng. Cái sai ở đây theo tôi thấy là các bậc phụ huynh vốn dĩ không có chuyên môn dạy học, kiến thức cũng không vững vàng, nhưng lại ngồi kèm cặp con học.
Tôi từng có một học sinh có người mẹ rất giàu có, nhưng ngày điꦫ làm tới 18h mới về, rồi lại ngồi kèm con mình tới 22h, thế thì người mẹ ấy ngủ nghỉ lúc nào mà chẳng phát điên lên với con? Phần lớn những học sinh tìm tới tôi là khi bố mẹ các em ấy đã thừa nhận 'h🅷ết cách', 'không thể bảo được'..., nhưng mình khi dạy thì luôn thấy các em ngoan, thông minh và học tốt.
Một người không có chuyên môn thì làm sao sửa điện, không có bằng lái sao lái xe tải, không có kỹ năng sư phạm làm sao dạy học? Các bậc phụ huynh nên từ bỏ việc ngồi canh chừng con mình học, vì vốn dĩ cái cảm xúc tiêu cực đấy còn nặng nề hơn꧑ chương trình học nhiều lần và tìm tới những người có năng lực chuyên môn để gửi gắm con mình".
>> Phổ thông nhồi nhét, đại học nhàn tênh
Mục đích của việc cha mẹ muốn học học hành tốt vẫn là muốn con có một tương lai, một cuộc sống tươi đẹp hơn. Tuy nhiên, áp lực học tập có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về cả mặt tinh thần và thể chất cho trẻ. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng, đặc biệt ở những trẻ có tâm lý yếu. Dù vậy, không phải phụ huynh nào cũng có thể hiểu được vấn đề này nên vẫn không ngừng đặt ra những mục tiêu học tập và bắt con phải thực hiện.
Nhấn mạnh những hệ lụy tiêu cực từ việc ép con học của nhiều phụ huynh Việt, bạn đọc Denis Đặng chia sẻ: "Xin hỏi nhiều bậc phụ huynh là áp lực thật sự đến từ giáo dục hay đến từ chính các vị? Tôi biết rất nhiều phụ huynh vì một lý do nào đó mà xem con cái của họ như là một món trang✨ sức. Thay vì để con phát triển theo hướng con mong muốn, họ lại luôn cố gắng dùng mọi cách kể cả việc thao túng tâm lý để hướng cho con thực hiện những việc họ muốn, có thể là những việc trong quá khứ mà họ đã không thể làm?
Chúng ta luôn đổ lỗi cho giáo dục (nhà trường, giáo viên, hệ thốn🐷g) tuy nhiên gia đình vẫn luôn là nền tảꦡng".
>> Bạn có đang tạo áp lực học tập cho con mình? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.