Moyamoya là bệnh tự miễn, tꦦrong đó thành mạch máu của người bệnh tự dày lên và làm tắc động mạch theo thời gian, tức hẹp động mạch não mạn tính. Tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên đau đầu nặng, tê tay chân, chuột rút, mất thị lực thoáng qua. Theo ThS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tỷ lệ mắc bệnh tại Mỹ khoảng 10/100.000 người, còn ở Việt Nam, các bệnh viện lớn ghi nhận 1-2 ca mỗi năm.
Chị Hồng đau đầu nhiều năm, được bác sĩ ở một số bệnh viện chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu Migraine. Hai năm qua chị đau dữ dội hơn, tần suất 5-6 lần mỗi tuần. Khi vào bệnh viện Tâm Anh, chị bị yếu 1/2 bên trái cơ thể, huyết áp lên 195/90 mmHg - nguy cơ cao đột quỵ. Kết quả chụp MRI, chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) ghi nhận hẹp động mạch cảnh trong đoạn cuối bên phải, hẹp động mạch não giữa và mạch não trước bên phải, xuất hiện tuần hoàn bàng hệ ở vùng hạch nền. Chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion MRI) để khảo sát lưu lượng tưới máu não, ghi nhận có giảm tưới máu não bên phải so v🌌ới bên trái.
Các bác sĩ hội chẩn, xác định chị Hồng mắc thể thiếu máu não, quyết định mổ bắc cầu động mạch não từ ngoài vào trong sọ🦩 não. Đây là kỹ thuật lấy động mạch ở ngoài sọ nối vào động mạch trong sọ, mục đích để lưu lư🎶ợng máu ngoài sọ bù trừ vào sự thiếu hụt trong sọ.
Bác sĩ Vũ cho hay khâu nối mạch máu là kỹ thuật khó, ít bệnh viện làm được, nhất là nối động mạch não. Nối mạch máu này với mạch máu kia nếu không chính xác gây xì, bục lỗ nối, xuất hu♐yết não; hoặc vị trí nối không thông, làm tắc luôn mạch máu, nặng hơn tình trạng bệnh.
Để thực hiện, các bác sĩ sử dụng kính vi phẫu có chức năng huỳnh quang, hiển thị hình ảnh༺ phóng đại lớn và sắc nét trên màn hình, giúp nhìn rõ các m﷽ạch máu não rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Sau khi tiếp cận vùng cần can thiệp, bác sĩ lấy động mạch thái dương nông ở ngoài vỏ não, mở hộp sọ và tìm động mạch não giữa nối lại với nhau bằng loại chỉ rất nhỏ. Nối xong mạch máu, bác sĩ dùng kính vi phẫu chụp huỳnh quang lại, kiểm tra ch༺ỗ nối mạch thông máu tố🤪t, không bị tắc.
Hậu phẫu🍬, chị Hồng hồi phục, hết đau🤪 đầu, dự kiến xuất viện và tái khám theo lịch hẹn.
Bác sĩ Vũ lưu ý Moyamoya là bệnh nguy hiểm. Người có biểu hiện nghi ngờ bệnh như run yếu tay chân, nói khó, đau đầu dữ dội, mất thị lực thoáng qua, cần đến viện khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng ngừa đột quỵ.
Bình An
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |