Chồng có thu nhập cao, sống cùng nhà chồng, không mất tiền thuê nhà nhưng chị Thủy (quận 7, TP HCM) luôn rơi vào tình trạng bí tiền. Vợ chồng sống cùng và ăn chung với bố mẹ chồng, mẹ chồng quán xuyến mọi chi tiêu, từ đi chợ, điện nước hàng tháng, đến mua sắm những món đồ lớn như tivi, tủ lạnh. Vì thế, anh Lâm đưa luôn thẻ lương ATM với thu nhập khoảng 20 triệu mỗi tháng cho mẹ để lo chi phí cho đại gia đình. Khoản thu nhập 6 triệu đồng một tháng của chị Thủy được dùng để lo chi tiêu cá nhân cho chị và tiền học của hai đứa con. Thỉnh thoảng, có thưởng hoặc kiếm thêm bên ngoài, anh Lâm mới đưa cho chị để phụ việc học hành của con, nhưng anh tuyệt đối không động đến lương đã đưa cho mẹ. Nếu 🍸chị than vãn tiền học của con nhiều quá thì anh bảo vợ chồng nên kiếm thêm việc để làm chứ đừng đòi♔ hỏi gì ở ông bà.
Chi tiêu bình thường không sao, nhưng có khoản gì đột xuất hay lúc con ốm đau đi viện là chị Thủy lại 💃chạy vạy vay mượn khắp nơi. Chị bàn với chồng thỏa thuận lại việc đóng góp cho bố mẹ, bớt ra một phần để tiế🌞t kiệm, phòng lúc ốm đau thì anh gạt đi. Anh cho rằng bố mẹ đã tiết kiệm hộ anh chị rồi, sau này các cụ mất đi thì tài sản cũng để hết cho vợ chồng anh chị.
“Chẳng biết các gia đình ở꧃ chung thì đóng góp cho bố mẹ chồng như thế nào. Mình không mâu thuẫn gì với mẹ chồng, bà cũng giúp mình chăm sóc hai đứa nhỏ nhưng nhiều lúc bí tiền thấy chán quá”, chị Thủy than thở.
Trên các diễn đàn của phụ nữ, nhiều lần chủ đề đóng góp thế nào khi sống chung với bố mẹ chồng cũng được đem ra thảo luận. Thành viên Cô dâu nhỏ băn khoăn sắp kết hôn nhưng đã được mẹ chồng bắn tín hiệu là sau khi cưới, vợ chồng cô phải đó꧅ng góp sinh hoạt phí gia đình gần nửa lương của hai đứa, nếu không thì mẹ chồng sẽ đóng góp một khoản nhất định cho hai đứa tự lo sinh hoạt cho cả gia đình. Vợ chồng cô còn trẻ chưa có kinh tế, cô muốn đóng góp thấp hơn một chút vì còn lo nhiều việc nhưng nói ra thì ngại chuyện mẹ chồng nàng dâu.
Thành viên Mimeo1511 băn khoăn nên đóng góp bao nhiêu để không mang tiếng 🔜nhưng cũng không bị thiệt khi ở chung với mẹ chồꦛng và vợ chồng em chồng. Thực tế, chồng Mimeo1511 hầu như 🌼không ăn nhà, đi l🌠àm xa, hai tuần về nhà một lần. Mimeo1511 có hai con 3 tuổi và 1 tuổi, đã đi học. Em dâu kinh tế khó khăn, đi học nửa ngày và đang manꦆg bầu đứa con đầu lòng.
Nói về chuyện đóng góp tài chính khi ở chung với bố mẹ, chuyên gia các vấn đề hôn nhân và gia đình Hồ Thị Tuyết Mai (tổng đài 1088 Bưu điện TP HCM) cũng như giáo sư, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hội khoa học Tâm lý và giáo dục TP HCM) đều cho rằng không có công thức cụ thể. Trách nhiệm đóng góp ùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, mức chi tiêu của từng nhà, thu nhập của con cái cũng như điều kiện kinh tế của bố mẹ.
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ đã nuôi con cả đời, vì thế việc đóng góp tài chính cho bố mẹ nếu sống chung cũng là điều nên làm, thể hiện trách nhiệm của người làm con. Kể cả ♍bố mẹ khá giả, không đòi hỏi, thì đạo làm con cũng phải đóng góp ༒cho cha mẹ, dù chỉ có nghĩa tượng trưng nhưng đó là cách để người con tập sống có trách nhiệm.
Trường hợp cha mẹ khó khăn, đương nhiên con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng. Khi đó, con cái cần xem mức độ chi tiêu của cha mẹ như thế nào, tiêu dùng hàng ngày ra sao, thuốc men thế nào, phải tính to༺án thật kỹ rồi các anh chị em (nếu đông)cùng nhau lo cho cha mẹ. Thực ra, ở tuổi già, ngoài vấn đề thuốc thang thì nhu cầu chi tiêu của các cụ ít hơn người trẻ rất nhiều. Giáo sư Hiền cũng cảnh báo, lo cho cha mẹ nhưng tuyệt đối không được ☂gia trưởng, cậy có tiền rồi đối xử với cha mẹ này nọ.
Thực tế, có những gia đình nhỏ sống cùng bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ, mức đóng góp tiền cho bố mẹ có thể khiến người bạn đời không thoải mái. Chuyên gia Tuyết Mai cho rằng, ở đây không phải vấn đề hài lòng mà là trách nhiệm. Vợ chồng phải tính toán giữa chi tiêu của gia đình nhỏ, nuôi c🌌on cái và tiền đưa cho bố mẹ. Chuyên gia Tuyết Mai không đồng tình với những người con về đưa hết tiền cho mẹ đẻ mà không thông qua ý kiến của bạn đời. Tốt nhất, hai vợ chồng cần bàn bạc kỹ, lên kế hoạch chi tiêu cho cả gia đình.
Giáo sư Hiền bổ sung, việc vợ chồng bàn bạc trước chuyện đóng góp cho cha mẹ trước hết là để cha mẹ không phải buồn, đồng thời cũng không để oan cho bất kỳ người nào. Ví dụ, v𒈔ợ nghĩ chồng đem tiền bạc mang hết về cho bố mẹ chồng hay bố mẹ nghĩ con dâu, con rể không chịu đóng góp tiền. Ông khuyên, nếu ở cùng cha m🍎ẹ chồng thì người đưa tiền nên là con dâu, còn ở cùng cha mẹ vợ thì người đưa tiền cho cha mẹ nên là con rể, sau khi hai vợ chồng đã bàn bạc với nhau.
Ai cũng đồng tình con cái phải có trách nhiệm đóng góp cho cha mẹ, tuy nhiên các chuyên gia đều phản đối khi cha mẹ có thu nhập nhưng chi tiêu ỷ lại con cái, như trường hợp của bà Trâm (Từ Liêm, Hà Nội). Bà có lương hưu và khoản lãi gửi tiết kiệm, đồng thời mỗi tháng con dâu vẫn gửi bà 3 triệuꦺ đồng để tiêu vặt hay thỉnh thoảng đi chợ giúp các con. Khi nhân viên thu tiền điện, nước, Internet đến nhà, nếu chỉ có mình bà ở nhà thì họ đành về tay không vì bà chờ con về đóng. Lo toan mọi chi tiêu trong nhà, thậm chí "bao" luôn cả em chồng thường xuyên dẫn con về ngoại nên thu nhập của vợ 15 triệu, chồng 10 triệu một tháng mà chị Linh khôn♏g để dành được bao nhiêu.
Theo các chuyên gia, nếu cha mẹ có thu nhập thì cũng nên phụ con trong chꩵi tiêu. Để giải quyết tình trạng cha mẹ có tiền mà vẫn phó mặc chi tiêu cho con cái, chuyên gia Tuyết Mai khuyên, nếu số✃ng với bố mẹ chồng thì người chồng nên đứng ra nói với bố mẹ rằng vợ chồng đang khó khăn, cần sự hỗ trợ về tài chính của bố mẹ, còn sống với bố mẹ vợ thì người vợ sẽ là người trực tiếp nói. Nên để người con trai con gái, chứ không phải người con dâu con rể, trực tiếp gặp bố mẹ, nói về vấn đề này. Giáo sư Vũ Gia Hiền nhấn mạnh, trong trường hợp này, người con chỉ có thể đóng bài nghèo khổ, để xi𓂃n ông bà chứ tuyệt đối khꦡông được bắt ông bà đóng góp.
"Khi gia đình nhỏ sống chung với bố mẹ, việc đóng góp chi tiêu nên xuất phát từ cái tình, cái tâm của các thành viên trong gia đình. Có cái tình, cái tâm nên nhiều gia đình dù ba thế hệ sống chung với nhau nhưng vẫn vui vẻ, ngược lại có những gia đình chỉ có hai vợ chồng trẻ với một bà mẹ chồng (hoặc vợ) nhưng suốt ngày dằn vặt nhau", chuyên gia Tuyết Mai kết lꦏuận.