Phạm Hậu lần thứ tư ghi tên vào danh sách họa sĩ Việt có tranh triệu USD với tác phẩm Golden Sunset over Halong Bay (Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long). Bức bình phong sáu tấm bằng chất liệu sơn mài, đính kèm danh thiếp của vua Bảo Đại, được bán 1,24 triệu USD trong phiên đấu giá🏅 của Bonhams tối 27/11. Bonhams nhận xét tranh đại diện cho các sáng tác đậm chất thơ và kỹ thuật sơn mài điêu luyện của Phạm Hậu.
Kiến trúc sư Phạm Gia Yên - con tra♋i họa sĩ, sống ở Australia - nói: "Tôi và gia đình rất hạnh phúc khi tác phẩm của bố đạt giá cao trên sàn quốc tế. Đó là minh chứng tranh của ông có giá trị nghệ thuậ๊t vượt thời gian và cả giá trị kinh tế. Chúng tôi tự hào vì điều đó".
Hồi tháng 6, bức Phong cảnh thuyền buồm của ông được chốt ở mức giá một triệu USD bao gồm thuế phí trong phiên đấu của Aguttes. Trong phiên Beyond Legends: Modern Art Evening Sale của Sotheby’s Hongkong hôm 18/4, bức View of a Famous Old Pagoda’s landscape in North Vietnam (Phong cảnh chùa Thầy) cũng đạt mức giá một triệu USD. Tháng 8/2019, bức bình phong sơn mài bốn tấm Chín con cá chép trong hồ nước (1939-1940) được bán với giá 1,168 triệu USD.
Ba tranh triệu USD của Phạm Hậu
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi nhận định tranh triệu USD của Phạm Hậu đa phần là bình phong to, rộng, tạo sự hoành tráng, tính thẩm mỹ cao. Ông nói: "Sơn mài ngày càng lên ngôi, những bức tranh huy hoàng, có xuất xứ hoàng gia như Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long không thể nào giá thấp". Tác ph🍸ẩm từng thuộc bộ sưu tập cཧủa cựu hoàng Bảo Đại.
Theo Phạm Gia Yên, từ những năm 1940, sơn mài của cha anh đã được giới thượng lưu 🐓săn đón. Nhiều người Pháp tìm đến đặt mang về quê làm quà. Anh nói: "Khi đó, mẹ tôi nói bán được một bức tranh của cha là cả nhà no đủ trong hai năm rồi".
Khoảng thập niên 1960, một lần Phạm Hậu hốt hoảng trở về nhà và nói với vợ: "Tôi tìm được 'đứa con' của mình rồi". Hóa ra, trong lúc đi dạo, tình cờ vào một cửa hàng, ông thấy hai tấm vóc (ván gỗ để vẽ sơn mài) phủ đầy bụi. Nhìn kỹ, ông phát hiện đó là hai bức tranh cá vàng khổ lớn của mình từng được trưng bày trong Phủ Thủ Hiến (Bắc Bộ Phủ). Ông mua lại, đưa꧅ về nhà rồi dùng dụng cụ phục hồi tranh. Sau ba nước sơn, hình ảnh trong tác phẩm hiện lên rõ mồn một, trong như hổ phách.
Sau đó, đại di🙈ện Hội Mỹ thuật ♓nghe tin đến xem, thấy đẹp, đề nghị mua lại để đưa vào bảo tàng. Họ trả giá 3.000 đồng - ngang giá một chiếc ôtô - nhưng ông từ chối, nói giữ lại cho con cháu.
Mấy tháng sau, đoàn khách Nhật Bản sang Việt Nam dự hội nghဣị, ngỏ ý mua tranh sơn mài. Khi được Hội Mỹ thuật dẫn tới nhà Phạm Hậu, họ mê mẩn tác phẩm. Từ chối không được, họa sĩ ra giá 13.000 đồng - tương đương căn biệt thự ở Hà Nội - với suy nghĩ giá cao họ không mua. Không ngờ, phía Nhật Bản đồng ý trả tiền, đưa bức t💯ranh về nước.
Sơn mài phong cảnh, thiên nhiên là dấu ấn làm nên tên tuổi Phạm Hậu. Phạm Gia Yên cho biết từ khi đang đi học, bố anh đã yêu thích thiên nhiên. Ông thích chơi bonsai, nhà ở đâu cũng phải có vườn. Mỗi ngày, ngoài sáng tác, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu, tỉa, uốn cây. Ngoài ra, những năm 1938💎-1945, các họa sĩ chưa bị ảnh hưởng bởi hơi hướng chính trị, chủ yếu sáng tác theo trường phái lãng mạn, vẽ theo ý thích.
Anh Yên nói𝕴: "Với chúng tôi, việc bố đưa cỏ cây vào tranh là lẽ tất nhiên. Hơn nữa, mẹ tôi từng kiên quyết không cho bố vẽ phụ nữ nên phong cảnh, thiên nhiên trở thành chủ đề 𒀰chính trong tác phẩm của ông".
Họa sĩ chủ yếu vẽ chùa, phong cảnh vùng nông thôn ở Bắc Bộ, Trung Bộ, con sông, cá vàng... Ngoài bốn tác phẩm triệu USD, những tranh giá cao, nổi tiếng của ông đều vẽ phong cảnh, thiên nhiên như: sơn mài trên gỗ Cá vàng khổ 130cm x 72cm (3,67 tỷ đồng), Ngôi làng ven sông (4,7 tỷ đồng), Gia đình hươu ở trong rừng (1935-1940), Gió mùa hạ (1940)... Tác ph🍸ẩm của ông được trình bày dưới nhiều🦩 hình thức: bình phong, tủ, đồ mỹ nghệ, tranh treo tường...
Tranh phong cảnh, thiên nhiên của Phạm Hậu
Theo Ngô Kim Khôi, Phạm Hậu sử dụng nhiều lớp màu sắc tạo chiều sâu, sự cân bằng cho tác phẩm. Ông khắt khe về bố cục, thường sử dụng phong cách Art Deco, kết hợp hai trường phái được sử dụng 🎀rộng rãi ở trường Mỹ thuật Đông Dương là nghệ thuật phương Đông và phương Tây.
Năm 1934, Phong cảnh chùa cổ Bắc Bộ - tác phẩm tốt nghiệp của ông - gây tiếng vang, được giới chuyên môn đánh giá cao. Họa sĩ khắc họa khuôn viên ngôi chùa cổ ẩn sau những cây chuối màu vàng lấp lánh, tạo khung cảnh bình yên, t♏ao nh𝓰ã. Trong phiên đấu giá của Sotheby’s Hongkong, tháng 4/2014, tranh bán giá 159.803 USD (3,6 tỷ đồng).
Qua hồi tưởng của con trai, Phạm Hậu hiện lên là nghệ sĩ kỹ tính, chăm chút từ khâu chọn gỗ, phác họa, vẽ và mài. Ông thường dành vài tháng đến một năm hoàn thành tác phẩm. Năm 1953, Phạm Hậu tham dự Triển lãm Đông Nam Á tại Thái Lan. Tranh được đóng trong hòm gỗ thông, gửi sang bằng đường biển. Khi đến cảng, các hòm gỗ đều bị mối ăn. Tuy nhiên, khi hòm mở ra, chỉ phần bọc lót tranh bị ảnh hưởng, các tác phẩm sơn mài của Phạm Hậu vẫn nguyên vẹn khiến ban tổ chức ngỡ ngàng. Tại sự kiện, loạt tranh của ông được giới chuyên💯 môn quốc tế đánh giá cao về nghệ thuật lẫn kỹ thuật và được bán hết.
Gia đình họa sĩ hiện không sở hữu tranh của ông mà chỉ lưu🧸 giữ một số tác phẩm ꧟kỷ niệm, chân dung các con hoặc bản phác thảo trước khi đưa lên sơn mài.
Anh Phạm Gia Yên nói: "Tranh của ông giờ giá trị kinh tế rất lớn, gia đìn♋h mê lắm nhưng lực bất tòng tâm, không đủ điều kiện để mang về. Chúng tôi chỉ biết mừng vì tranh đượ🥃c bán giá cao hoặc đưa về Việt Nam. Giống như bố từng nói, làm nghệ thuật, tác phẩm của mình được yêu thích là hạnh phúc không gì bằng".
Họa sĩ Phạm Hậu (1903-1994) ꩵtheo học tại trường Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1929 đến 1934, cùng thế hệ Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Quyền, Nguyễn Văn Thuần, Trần Văn Cẩn... Ông là một trong ba người sáng lập ra trường Quốc gia Mỹ nghệ, tiền thân của trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội ngày nay.
Hiểu Nhân