Golden Sunset over Halong Bay (Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long) là một trong những tác phẩm tham gia phiên đấu "Nghệ thuật đương đại & hiện đại Đông Nam Á" của Bonhams tối 27/11. Tác phẩm là bức bình phong sáu tấm bằng chất liệu sơn mài, kèm theo tấm thiếp của vua Bảo Đại, được bán với mức giá 1,24 triệu USD bao gồm thuế phí. Ban đầu, n෴hà đấu giá ước tính chỉ đạt 2,8 đến 3,8 triệu HKD (340.000 - 487.000 USD).
Theo Bonhams, đây là kiệt tác của Phạm Hậu. Bức bình phong ra đời vào khoảng 1938 - 1945, th💙ời kỳ đỉnh cao trongꩵ sự nghiệp của họa sĩ, đại diện cho các sáng tác đậm chất thơ với kỹ thuật sơn mài điêu luyện.
Họa sĩ lấy góc nhìn từ đỉnh núi để ngắm trọn khung cảnh vịnh Hạ Long bao la trong một chiều hoàng hôn. Ông khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên theo từng lớp: phía trước là những tán lá cây đỏ rực rỡ, tre vàng và dương xỉ; tiếp theo là làng chài trong lòng vịnh; cuối cùng là những núi đá vôi uốn lượn như con rồng hướng ra biển. Màu đỏ và vàng làm tông màu chủ đạo, tượng trưng cho sự thịnh vượng, sang trọng v𝓡à may mắn. Theo gia đình họa sĩ, đây là tác phẩm thứ hai của ông về vịnh Hạ Long.
Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long từng thuộc về cựu hoàng Bảo Đại - khi ông đặt mua một số tác phẩm của Phạm Hậu cho bộ sưu tập cá nhân và làm quà tặng cho các chính khách. Năm 1951, bình phong được tặng cho nhà báo Edgar Ansel Mowrer - từng đoạt giải Pulitzer - khi ông đến thăm Bảo Đại tại Đà Lạt cùng Donald Heath - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Mowrer sau đó mang về trưng bày tại nhà riêng ở vùng nông thôn New Hampshire, Mỹ😼. Ngoài tranh còn có tấm danh thiếp của Bảo Đại có ghi chữ Mowrer ở mặt sau.
Trên Straitstimes, Bernadette Rankine - giám đố🦩c khu vực Đông Nam Á của Bonhams - cho biết tác phẩm đạt giá cao nhờ sự quý hiếm, nguồn gốc hoàng gia, chất liệu, tay nghề họa sĩ. "Tác phẩm được vẽ bằng niềm tự hào, cảm xúc về con người và quê hương", bà nói. Bức sơn mài sử dụng một số vật liệu đắt tiền như vàng, chu sa.
Cũng trong phiên đấu, bức Lady playing a Nguyet Cam (Chơi đàn Nguyệt, lụa, 73cm x 61cm, 1943) của Mai Trung Thứ đạt một triệu USD.
Trước đó, Phạm Hậu có ba tác phẩm triệu USD. Hồi tháng sáu, bức Phong cảnh thuyền buồm của ông được chốt ở mức giá một triệu USD bao gồm thuế🌼 phí trong phiên đấu của Aguttes.
Trong phiên Beyond Legends: Modern Art Evening Sale của Sotheby’s Hongkong hôm 18/4, bức View of a Famous Old Pagoda’s landscape in North Vietnam (Phong cảnh chùa Thầy) của họa sĩ đạt mức giá m🅰ột triệ🌊u USD. Tác phẩm sơn mài được vẽ trong những năm 1930, kích thước 104 x 153cm, thuộc bộ sưu tập của bà Dothi Dumonteil.
Tháng 8/2019, bức bình phong sơn mài bốn tấm Chín con cá chép trong hồ nước (1939-1940) được bán với giá 1,⛎168 triệu USD trong phiên đấu giá của Sotheby’s Hongko💝ng hồi tháng 2/2019.
Phạm Hậu (1903 - 1994) theo học tại trường Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1929 đến 1934, ♊cùng thế hệ các họa sĩ Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Quyền, Nguyễn Văn Thuần, Trần Văn Cẩn... Năm 1932, người Pháp đưa vào chương trình học môn Sơn ta, ông hăng hái tiếp nhận và phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh sơn mài.
Giữa thập niên 1930, ông lập xưởng tranh chuyên sơn mài đầu tiên. Phạm Hậu giành huy chương vàng Salon (năm 1935) của Hội khuyến khích phát triển Mỹ thuật và Kỹ nghệ. Ông soạn thảo văn bản giáo khoa đặt nền móng lý thuyết cho việc dạy học về nghệ thuật sơn mài và trực tiếp giảng dạy tại trường Quốc gia Mỹ nghệ. Ông là một trong ba người sáng lập ra trường Quốc gia Mỹ nghệ, tiền thân của trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội ngày nay. Ông nổi danh với các bức sơn mài Gió mùa hạ, Cơn giông, Ngàn thu nhớ Bác, Phong cảnh Bắc bộ, Cá vàng...
Hiểu Nhân